“Vua tỏi” Lý Sơn ở Khánh Hòa
Thương lái Quảng Ngãi mua tỏi Khánh Hòa gắn mác “Lý Sơn”Cũng như tỏi Lý Sơn, tỏi Khánh Hòa có màu trắng, tép nhỏ và chắc, thơm và cay dịu, chất lượng một chín một mười so với tỏi Lý Sơn. Bí quyết là người trồng tỏi phun nước biển có pha phân u-rê lên lá tỏi, khi tỏi đang lên ngồng để làm củ. Tuy nhiên, tỏi Khánh Hòa vẫn chưa có vị thế riêng trên thị trường. Cứ vào vụ thu hoạch tỏi, thương lái ở Quảng Ngãi vào Khánh Hòa thu mua và người dân đảo Lý Sơn đang sinh sống ở đây cũng làm “trạm” thu gom tỏi. Họ chở từng xe tải ra ngoài đó gắn mác thương hiệu tỏi Lý Sơn.
Khánh Hòa hiện có diện tích trồng tỏi lớn nhất nước, tập trung ở hai địa phương là huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, với tổng diện tích 573ha. Tỉnh này đang quy hoạch đến năm 2020 diện tích tỏi là 600ha. Trong 7 xã trồng tỏi gồm: Ninh Vân, Ninh Phước, Ninh Thọ, Ninh Sơn, Ninh An (thị xã Ninh Hòa) và Vạn Hưng, Vạn Thanh (huyện Vạn Ninh) thì xã Vạn Hưng có diện tích trồng tỏi lớn nhất với 290ha. Xã Ninh Phước có khoảng 100 hộ người Lý Sơn trồng tỏi, diện tích khoảng 200 ha.
Về nguồn gốc, tỏi Khánh Hòa chính là giống tỏi Lý Sơn được trồng ở đây. Những năm đầu thập niên 1990, “vương quốc tỏi Lý Sơn” bắt đầu thiếu diện tích đất, thiếu cát để trồng tỏi. Một lần tới xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) thăm người anh họ là Bùi Thọ làm rể tại đó, ông Võ Ái Nhân (Sáu Nhân, SN 1961) phát hiện một vùng cát vôi rộng lớn. Sau đó, ông mang 25 kg tỏi giống từ Lý Sơn vào trồng thử trên 300m2 đất mượn của ông Bùi Thọ. Mùa thu hoạch, ông Nhân thu được 300 ký tỏi thương phẩm.
Sau 6 năm lăn lộn ở vùng đất mới với tỏi, năm 1995, ông Sáu Nhân đưa gia đình từ đảo Bé, Lý Sơn vào lập nghiệp ở thôn Ninh Yển, xã Ninh Phước. Gia đình ông Nhân mua 1,2 ha đất để trồng tỏi Lý Sơn. Khởi nghiệp với 1,2 ha đất trồng, đến nay giống tỏi Lý Sơn năm nào đã lan rộng toàn bán đảo Hòn Khói và khu vực vịnh Vân Phong với hơn bốn vạn dân, làm thay đổi số phận hàng vạn dân chài trước mưu sinh bám biển. Ông Võ Ái Nhân được mệnh danh là “vua tỏi” Lý Sơn ở Khánh Hòa, được biết đến là ông tổ của nghề tỏi Lý Sơn tại Khánh Hòa. Hiện nay, ngoài hơn 1,2 ha ruộng tỏi ở Ninh Yển, gia đình ông Sáu Nhân còn trồng khoảng 10 ha tỏi ở xã Ninh An và xã Ninh Sơn (thị xã Ninh Hòa).
Trước đây, người dân địa phương chỉ trồng bắp vào mùa mưa và đậu xanh, cà chua trong khi chờ mưa về. Nhưng những loại cây này không đem lại thu nhập cao như tỏi. Khi ông Nhân phát động phong trào trồng tỏi để thay đổi cuộc sống nhưng người dân không theo vì sợ lỗ vốn. Những năm 1998-1999, dân Lý Sơn khi biết tin tỏi Lý Sơn phát triển tốt ở Khánh Hòa nên bắt đầu tiến vào đất liền. Đợt 1 chỉ có năm hộ gồm hộ: Bùi Dân, Bùi Quán, Bùi Bang, Bùi Thọ, Bùi Chuyền chuyển đến. Đến nay đã có hơn 150 hộ gốc gác là người dân Lý Sơn trồng tỏi ở Khánh Hòa. Theo hiệu ứng dây chuyền, người Khánh Hòa bản địa bắt đầu trồng tỏi từ Vạn Giã đến Ninh Vân, Đầm Môn, Bãi Giếng, Hòn Tre, Hòn Lớn.
Ông Ba Năng ở xã Ninh Phước là người Khánh Hòa đầu tiên bỏ ghe, bỏ biển đi học trồng tỏi. Sau đến gia đình ông Hai Khỏe. Hồi ấy, đất đai bị nhiễm mặn bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy. Người dân thấy ông Nhân dọn sạch cỏ rác rồi hì hụi gánh cát từ biển phủ lên trên, rồi trồng cây thì lạ lắm vì bao đời nay chẳng ai phủ xanh được đất này. Sau này cây trồng xanh mướt một vùng phải nhờ ông chủ ruộng tỏi nói mới biết.
Từ Ninh Phước, tỏi được mở rộng ra đến xã Vạn Hưng. Vạn Hưng bây giờ được xem là vùng đất mới của tỏi Khánh Hòa. Ở đây nhà nhà, người người trồng tỏi. Chính cây tỏi đã kéo thanh niên đi làm ăn xa trở về quê lập nghiệp.
Cát vôi - bí quyết để có tỏi chất lượng cao
Để trồng được tỏi trên đất cát phèn, người trồng tỏi phải trộn thêm cát vôi với tỷ lệ 50-50 hoặc 60-40, nếu tỷ lệ đất cát phèn cao quá thì không ăn thua.Với người quen trồng tỏi, chỉ cần hốt cát lên tay rồi cho rơi, nhìn cách cát rơi và phản xạ ánh sáng là biết được độ phèn… Để làm ruộng trồng tỏi, phải cào lớp đất màu ở trên qua một bên, san lớp đất bên dưới cho bằng phẳng, đưa lại đất màu lên, rồi phủ cát vôi lên trên cùng.
Theo người dân trồng tỏi, tỏi Khánh Hòa có nhiều điều kiện phát triển hơn tỏi Lý Sơn. Thứ nhất, thời tiết thuận hơn, nơi đây không có bão, khí hậu ổn định, mưa nhiều, nắng không gay gắt, đất đai rộng hơn hơn, trồng cấy, lấy cát thuận lợi hơn Lý Sơn rất nhiều. Nếu đầu tư tốt, thời tiết tốt, tỏi Khánh Hòa có thể đạt năng suất 15 tấn tươi-19 tấn tươi/1 ha, điều mà ở Lý Sơn không thể đạt tới. Không chỉ thế, chi phí cũng như sự tiện lợi trong việc vận chuyển của tỏi Khánh Hòa dễ dàng hơn nhiều so với ở đảo Lý Sơn. Hầu hết diện tích tỏi ở Khánh Hòa được trồng theo phương thức công nghiệp, có hệ thống tưới phun sương.
Bà Trịnh Thị Thùy Linh - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh này đang xây dựng mô hình điểm, áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, tiến tới xây dựng cánh đồng mẫu lớn trên 500 triệu đồng/ha trồng tỏi.
Mùa tỏi bắt đầu từ tháng 9 hàng năm và thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau đó. Mỗi năm chỉ làm được một vụ tỏi, thời gian “đất rảnh” sẽ trồng hoa màu khác. Mỗi hecta đất nơi đây trung bình thu hoạch 7-8 tấn tỏi khô. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, trung bình mỗi héc-ta trồng tỏi cho năng suất 8 tấn. Tổng lượng tỏi Khánh Hòa ước đạt 10.000 - 15.000 tấn tỏi tươi và gần 5.000 tấn tỏi khô/năm, cao gấp ba lần so với tỏi được trồng ở Lý Sơn.
Bao giờ hết “đội lốt” tỏi Lý Sơn?
Cũng như tỏi Lý Sơn, tỏi Khánh Hòa có màu trắng, tép nhỏ và chắc, thơm và cay dịu, chất lượng một chín một mười so với tỏi Lý Sơn. Bí quyết là người trồng tỏi phun nước biển có pha phân u-rê lên lá tỏi, khi tỏi đang lên ngồng để làm củ. Tuy nhiên, tỏi Khánh Hòa vẫn chưa có vị thế riêng trên thị trường. Mặc dù sản lượng tỏi của tỉnh Khánh Hòa lớn hơn nhiều tỏi Lý Sơn, nhưng tỏi Khánh Hòa vẫn đang “đội lốt” thương hiệu tỏi Lý Sơn. Cứ vào vụ thu hoạch tỏi, thương lái ở Quảng Ngãi vào Khánh Hòa thu mua và người dân đảo Lý Sơn đang sinh sống ở đây cũng làm “trạm” thu gom tỏi. Họ chở từng xe tải ra ngoài đó gắn mác thương hiệu tỏi Lý Sơn. Tỏi được đóng gói, gắn mác Lý Sơn rồi quay ngược vào trong các kệ hàng ở siêu thị, ngoài chợ, cửa hàng... thành phố du lịch Nha Trang, trung tâm tỉnh lỵ Khánh Hòa. Đi khắp phố phường Nha Trang chỉ có duy nhất tỏi Lý Sơn mà không có thấy gói tỏi nào là tỏi Khánh Hòa. Người trồng tỏi tỉnh Khánh Hòa bất lực trước “tiếng xấu” “ăn cắp” thương hiệu tỏi Lý Sơn.
Dù phải “đội lốt” tỏi Lý Sơn bán ra thị trường nhưng tỏi Khánh Hòa có chất lượng tốt vì tỏi Lý Sơn trồng ở Khánh Hòa và tỏi Lý Sơn trồng tại Lý Sơn là cùng một giống, chỉ khác nhau về thổ nhưỡng nên hàm lượng các chất trong tỏi khác nhau, còn bề ngoài hoàn toàn giống nhau. Bà Linh cho biết, tỏi Khánh Hòa được Viện Dược liệu (Bộ Y tế) kiểm tra xét nghiệm phân tích ba chỉ tiêu là tinh dầu, alicin, axit piruvic cho kết quả tốt. Các chuyên gia của Viện khẳng định tỏi Khánh Hòa tốt thứ ba thế giới.
Tỏi Lý Sơn đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể (độc quyền chỉ có ở Lý Sơn) do Cục Sở hữu trí tuệ cấp năm 2007 và được triển khai thực hiện vào năm 2009.
Sau khi đăng ký nhãn hiệu tập thể, đến nay tỏi Lý Sơn đã có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường, tăng cường lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy việc phát triển kinh tế bền vững, tăng thu nhập cho người dân… Còn tỏi Khánh Hòa vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến, giá bán thấp hơn nhiều. Vì vậy, khi sản phẩm này bán ra thị trường phải “đội lốt” tỏi Lý Sơn. Thậm chí, thương lái còn chở ngược tỏi Khánh Hòa ra đảo làm giả tỏi Lý Sơn để bán giá cao. Vì vậy, cần xây dựng thương hiệu riêng cho tỏi Khánh Hòa để nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển bền vững vùng tỏi Khánh Hòa.
Tỏi Khánh Hòa có thể đạt 19 tấn/haTheo người dân trồng tỏi, tỏi Khánh Hòa có nhiều điều kiện phát triển hơn tỏi Lý Sơn. Thứ nhất, thời tiết thuận hơn, nơi đây không có bão, khí hậu ổn định, mưa nhiều, nắng không gay gắt, đất đai rộng hơn hơn, trồng cấy, lấy cát thuận lợi hơn Lý Sơn rất nhiều. Nếu đầu tư tốt, thời tiết tốt, tỏi Khánh Hòa có thể đạt năng suất 15 tấn tươi-19 tấn tươi/ha, điều mà ở Lý Sơn không thể đạt tới. Không chỉ thế, chi phí cũng như sự tiện lợi trong việc vận chuyển của tỏi Khánh Hòa dễ dàng hơn nhiều so với ở đảo Lý Sơn.