Những người bị tiểu đường, rối loạn chảy máu, thiếu sắt, bệnh gan nên thận trọng hoặc tránh sử dụng nghệ vì có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe này. Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Những người bị tiểu đường, rối loạn chảy máu, thiếu sắt, bệnh gan nên thận trọng hoặc tránh sử dụng nghệ vì có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe này.
Nghệ là một trong những loại gia vị được sử dụng chủ yếu trong ẩm thực châu Á. Ngoài lợi ích khử trùng và chống oxy hóa, nghệ cũng có lợi trong thực phẩm và sản xuất tinh dầu, nước hoa hoặc nhựa.
Một lượng nhỏ nghệ được sử dụng trong các món ăn ẩm thực không gây hại gì. Tuy nhiên, những người dùng nghệ dưới dạng chất bổ sung ở dạng gel hoặc viên nén phải thận trọng. Về mặt y tế, sử dụng nghệ cũng có nhiều hạn chế nhất định.
Công dụng phổ biến của nghệ
Theo India Times, cho một chút nghệ vào cốc sữa ấm được cho là có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Đồ uống ấm này thường được sử dụng cho trẻ nhỏ để điều trị cảm lạnh và ho thông thường. Ngoài ra, nghệ với nước ấm và một chút bột tiêu đen có tác dụng trong việc giảm cân.
Nghệ cũng được sử dụng trong các phương pháp điều trị sốt cỏ khô, cholesterol cao, phát ban da hoặc thậm chí viêm xương khớp. Nó đóng vai trò lớn trong việc giảm viêm và hữu ích chống lại một số bệnh như viêm khớp và viêm loét đại tràng.
Các nghiên cứu cũng đã liên kết tác động của curcumin đối với trí nhớ của con người và kết luận sử dụng 90 mg curcumin 2 lần/ngày trong 18 tháng giúp cải thiện hiệu suất trí nhớ ở người lớn không bị sa sút trí tuệ. Chất hóa học curcumin có trong nghệ sử dụng qua đường uống, hoặc dưới dạng viên ngậm hoặc nước súc miệng, có thể giúp ngăn ngừa sưng và lở loét miệng trong quá trình xạ trị ung thư.
Bên cạnh đó, củ nghệ thường an toàn khi dùng bằng đường uống. Một số người có thể gặp các tác dụng phụ nhẹ như đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy. Bạn nên ngừng sử dụng nghệ ngay lập tức nếu bị:
- Bầm tím hoặc chảy máu bất thường.
- Chảy máu không ngừng.
- Lượng đường trong máu cao.
Ai nên hạn chế sử dụng nghệ?
Theo Medicinenet, củ nghệ có chứa một số ancaloit hoạt tính. Do đó, những người mắc các tình trạng sức khỏe dưới đây nên tránh hoặc sử dụng nó thận trọng.
- Có vấn đề về túi mật: Đặc tính của nghệ là tăng tiết mật, nguyên nhân gây trầm trọng thêm các vấn đề về túi mật. Bạn nên tránh sử dụng chất bổ sung nghệ nếu bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống mật.
- Rối loạn chảy máu: Nghệ làm chậm quá trình đông máu, dẫn đến tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người đang dùng thuốc làm loãng máu dạng tiêm.
- Bệnh tiểu đường: Chất curcumin trong nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, các bác sĩ khuyên những người mắc bệnh này nên thận trọng khi sử dụng nghệ.
- Rối loạn trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Nghệ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh liên quan tiêu hóa, trong đó có GERD. Những người bị GERD nên theo dõi các triệu chứng trầm trọng hơn khi dùng nghệ.
- Thiếu sắt: Củ nghệ được biết là can thiệp vào khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, nếu bạn đã bị thiếu sắt, hãy ngừng tiêu thụ nghệ.
- Bệnh gan: Có một số lo ngại rằng nghệ có thể gây hại cho gan, đặc biệt là ở những người bị bệnh gan. Không sử dụng chất bổ sung nghệ nếu bạn có vấn đề về gan.
- Phẫu thuật: Bạn nên ngừng dùng nghệ 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình vì nguy cơ chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Nghệ có thể trì hoãn sự hình thành các cục máu đông.
- Người gặp khó khăn sinh sản: Củ nghệ có thể gây vô sinh ở nam giới do nó làm giảm mức testosterone, cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Điều này có thể làm giảm khả năng sinh sản. Do đó, nam giới đang cố gắng có con nên sử dụng nghệ thận trọng.
- Mang thai: Nghệ là chất kích thích tử cung và có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh uống bổ sung tinh bột nghệ.
Bạn nên tránh dùng nghệ cùng với các chất bổ sung thảo dược khác với gel hoặc viên ngậm nghệ. Điều này là do nguy cơ tương tác thuốc nguy hiểm có thể gây hại nhiều hơn lợi cho cơ thể. Những loại thảo dược này bao gồm: Đinh hương, bồ công anh, hoa anh thảo, tổi, gừng, bạch quả, hạt dẻ ngựa, nhân sâm, cỏ ba lá đỏ...
Các chất bổ sung thảo dược này cũng ảnh hưởng đến quá trình đông máu và khi dùng chung với nghệ có thể gây ra các khuynh hướng chảy máu nguy hiểm. Ngoài ra, sự kết hợp sai lầm đó còn có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Theo Zing news
Tags: Viet Nam,
giao duc,
Báo Khánh Hòa điện tử,
bao Khanh Hoa,
bao Khanh Hoa dien tu,
the gioi,
xa hoi,
van hoa,
kinh te,
khoa hoc,
cong nghe,
vien thong,
the thao,
bong da,
giai tri,
phap luat,
suc khoe,
xe may,
nha dat,
o to,
tong hop tin tuc,
bao moi,
dien dan,
ban doc,
truc tuyen,
vckm,
cms,
vsolutions