Tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm

Thứ ba - 21/05/2019 12:19
Từ tháng 10-2018 đến nay, Khánh Hòa không còn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Hiện nay, Chi cục Thủy sản tiếp tục đẩy mạnh phổ biến các quy định của Nhà nước để ngư dân tuân thủ khi khai thác trên biển. Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm

Từ tháng 10-2018 đến nay, Khánh Hòa không còn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Hiện nay, Chi cục Thủy sản tiếp tục đẩy mạnh phổ biến các quy định của Nhà nước để ngư dân tuân thủ khi khai thác trên biển.


Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, tình hình tàu cá Khánh Hòa bị nước ngoài bắt giữ đã giảm so với các năm trước. Cụ thể, năm 2016, toàn tỉnh có 6 trường hợp, với 50 thuyền viên bị nước ngoài bắt giữ; giữa năm 2018 có 1 trường hợp với 4 thuyền viên. Từ tháng 10-2018 đến nay, không còn tàu cá nào của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài khi đi khai thác. Đối với các trường hợp tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xử lý nghiêm.

 

Toàn tỉnh hiện có 9.808 tàu cá, với tổng công suất 653.678CV. Trong đó, tàu khai thác xa bờ là 1.330 tàu, số tàu có chiều dài từ 15m trở lên là 752 tàu. Sản lượng khai thác thủy sản hàng năm đạt khoảng 97.000 tấn, phục vụ nguyên liệu cho 44 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản đến 64 thị trường trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt hơn 573 triệu USD.

Ngư dân lên cá tại cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang).

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 42/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt được quy định cao hơn nhiều so với các quy định trước. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 5-7 tới. Đơn cử như mức phạt từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng áp dụng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau: sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức Nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn; tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn. Bên cạnh đó, các tàu cá vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm quy định; tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định… Cùng với đó, chủ tàu phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác đối với hành vi vi phạm.


Để phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai thác thủy sản, góp phần vào việc gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam, thời gian qua, Chi cục Thủy sản đã tổ chức 66 đợt tập huấn, tuyên truyền cho hơn 3.400 lượt chủ tàu, ngư dân; gắn 600 logo an toàn cá heo trên tàu cá; lắp đặt các bảng tuyên truyền, bản đồ thể hiện ranh giới vùng biển trên 600 tàu cá xa bờ. Nhờ đó, đã tạo chuyển biến tốt trong ngư dân về việc không để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

 

Toàn tỉnh hiện có 9.808 tàu cá, với tổng công suất 653.678CV. Trong đó, tàu khai thác xa bờ là 1.330 tàu, số tàu có chiều dài từ 15m trở lên là 752 tàu. Sản lượng khai thác thủy sản hàng năm đạt khoảng 97.000 tấn, phục vụ nguyên liệu cho 44 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản đến 64 thị trường trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt hơn 573 triệu USD.

Từ đầu năm đến nay, các văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá đã kiểm tra 1.511 lượt tàu cá rời, cập cảng, với sản lượng hơn 27.000 tấn; cấp 167 giấy chứng nhận thủy sản khai thác, với 1.818 tấn hải sản, trong đó chủ yếu là giấy chứng nhận để xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Lực lượng chức năng đã tổ chức 208 đợt tuần tra, xử phạt 19 tàu cá vi phạm khi khai thác không đúng quy định. Để giám sát hoạt động của tàu cá xa bờ, hiện nay, Chi cục Thủy sản tập trung tuyên truyền và đã có 32 tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát tự động, 79 tàu cá khác đã đăng ký lắp đặt…


Ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, việc thực hiện chống khai thác thủy sản bất hợp pháp trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong ngư dân; các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về IUU đã được địa phương thực hiện tốt. Chi cục Thủy sản đang tiếp tục triển khai các quy định của Nhà nước về khai thác thủy sản nhằm xây dựng ngành thủy sản tỉnh phát triển bền vững và có trách nhiệm. Một giải pháp được địa phương chú trọng là triển khai các chuỗi liên kết trong khai thác, thu mua tiêu thụ hải sản, mục tiêu sẽ đưa toàn bộ tàu cá khai thác xa bờ tham gia các chuỗi liên kết; hoạt động của chuỗi này sẽ giúp kiểm soát được hoạt động của tàu cá, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, góp phần quan trọng vào việc khắc phục “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu.


HẢI LĂNG
 

Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp