Cách sử dụng mai mực hỗ trợ chữa đau dạ dày

Thứ hai - 20/02/2023 08:11
Mai mực là vị thuốc được Đông y sử dụng từ lâu đời. Khi dùng rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn, lấy tên thuốc là ô tặc cốt hay còn gọi là hải phiêu tiêu.   Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cách sử dụng mai mực hỗ trợ chữa đau dạ dày
Mai mực là vị thuốc được Đông y sử dụng từ lâu đời. Khi dùng rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn, lấy tên thuốc là ô tặc cốt hay còn gọi là hải phiêu tiêu.
 
1. Công dụng của mai mực
 
Theo Đông y: Hải phiêu tiêu có vị mặn, chát, tính ấm; vào 2 kinh Can và Thận; có tác dụng thông huyết, cầm máu, trừ hàn; dùng trong các trường hợp thổ huyết (ho ra máu), nục huyết (chảy máu cam), tiện huyết (đại tiện ra máu), phụ nữ băng kinh, rong huyết, viêm dạ dày, di tinh, hoạt tinh.
 
Sách "Nam dược thần hiệu" Tuệ Tĩnh viết: Hải phiêu tiêu có tên là ô tặc cốt, vị mặn, tính hơi ấm, không độc; ráo mủ chỉ huyết, trị lở, bạch đới, đau bụng, sát trùng, trị lỵ.

 

Mai mực có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng.
Mai mực có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng.

 

Trên lâm sàng hiện nay người ta thường dùng mai mực chữa đau dạ dày thừa nước chua, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, di tinh, bạch đới, băng huyết, trẻ em chậm lớn, tai chảy mủ. Ngày uống 4- 8g, dưới dạng thuốc bột hay viên. Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương để cầm máu (trị tổn thương xuất huyết, mụn nhọt lở loét.)
 
Theo y học hiện đại, mai mực có nhiều muối canxi cacbonat, canxi phosphat, natri clorua, các chất hữu cơ và chất tạo keo, có tác dụng trung hòa nồng độ pH = 7 (trung tính) của HCl trong dạ dày, ngăn ngừa tăng tiết dịch tá tràng, làm giảm cơn đau và hạn chế viêm loét ở niêm mạc dạ dày - hành tá tràng.
 
2. Cách sử dụng mai mực hỗ trợ trị viêm loét dạ dày
 
2.1 Dùng độc vị mai mực
 
Mai mực cạo bỏ chỗ vàng đục và tách bỏ vỏ cứng; sao khô, tán thành bột thật mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-5g; chiêu thuốc bằng nước cơm, nước cháo hoặc nước ấm.
 
2.2 Phối hợp mai mực với các vị thuốc khác
 
Bài 1: Mai mực 70g, bối mẫu 15g, cam thảo 15g; tất cả tán bột, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6g.
 
Công dụng: Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, chống dư acid trong dạ dày.
 
Bài 2: Mai mực, bạch cập, liều lượng bằng nhau. Nghiền mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 5g, ngày uống 3 lần.

 

Cây và vị thuốc bạch cập
Cây và vị thuốc bạch cập

 

Công dụng: Hỗ trợ và điều trị đau dạ dày, dạ dày xuất huyết.
 
Bài 3: Mai mực, kê nội kim, liều lượng bằng nhau. Nghiền mịn, trộn đều; mỗi lần uống 5g. Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn. Hoặc trộn bột thuốc với 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều uống hàng ngày.
 
Công dụng: Điều trị đau dạ dày và làm tăng hồng cầu.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp