Toàn cảnh các khu dân cư sống ven đồi, dưới chân núi gần khu vực cảng Hòn Rớ (xã Phước Đồng, TP Nha Trang). Theo thống kê của tỉnh Khánh Hòa, hiện địa phương có hơn 910 địa điểm xung yếu (vùng sạt lở núi, nguy cơ xảy ra lũ quét...) với khoảng 280.000 dân cần sơ tán mỗi khi xảy ra bão, mưa lũ.
Năm 2016, xã Phước Đồng từng xảy ra sạt núi khiến 6 người chết và sập hơn 10 ngôi nhà tại thôn Phước Lộc (khu vực núi Xanh). Ông Nguyễn Văn Ảnh (ngụ thôn Phước Lộc, xã Phước Đồng), cho biết mỗi khi mưa lớn người dân nơi đây phải "tháo chạy" đến nhà người thân trú tránh. "Những tảng đá nặng hàng tấn treo lơ lửng nên chúng tôi sống dưới chân núi lở lúc nào cũng phập phồng, sợ hãi. Lo nhất là đá lăn từ trên núi cao xuống khu dân cư vào ban đêm, vợ chồng và con cái khó thể tránh được hiểm họa", ông Ảnh bày tỏ.
Tại các phường Vĩnh Trường, Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) cũng có hàng nghìn ngôi nhà xây dựng trái phép dọc các dãy núi với địa chất yếu, có nguy cơ sạt lở rất cao. Tuy nhiên, lãnh đạo các địa phương này thừa nhận mới chỉ dừng lại ở việc rà soát, báo cáo, đề nghị cho di dời.
Trận lở núi kèm theo lũ quét ngày 18/11 đã tàn phá tan 35 nhà dân ở thôn Thành Đạt (TP Nha Trang). Người dân sau đó đổ xô thuê người khiêng đá núi, mua thêm đá hộc, bao tải cát về làm kè ngăn nước xiết tràn vào gây xói lở làm sập nhà cửa.
"Lở núi kèm lũ quét ngày 18/11 vùi lấp cả hai vợ chồng theo căn nhà sập. Rất may mọi người ứng cứu kịp nên thoát chết. Bây giờ mỗi lần nghe mưa gió, bão lũ là chúng tôi ám ảnh, sợ khiếp", bà Đinh Thị Mỹ Lộc (ngụ thôn Thành Đạt) mếu máo.
Đá tảng, bùn đất vùi lấp làng chài hôn Thành Phát, xã Phước Đồng (TP Nha Trang), nơi lở núi kèm theo lũ quét làm chết 9 người và hàng chục ngôi nhà sập, hỏng nặng ngày 18/11. Thống kê sơ bộ của xã Phước Đồng, địa phương này có hơn 1.000 hộ dân sống bên sườn đồi, sát dưới chân núi. Hầu hết người dân nơi đây là hộ nghèo, cận nghèo làm nghề biển, buôn bán nhỏ...
Lãnh đạo xã Phước Đồng, cho hay các khu dân cư trên núi hình thành hơn 20 năm qua. Người dân nghèo tự phát mua đất sườn đồi, sát chân núi sinh sống. Dân số tăng nhanh nhưng quỹ đất của thành phố ngày càng thu hẹp. Trong khi đó, nếu di dời hết người dân như vậy đến nơi ở mới tốn kinh phí rất lớn, vượt ngoài khả năng của địa phương.
Làng chài Thành Phát tan hoang sau trận lở núi kèm theo lũ quét ngày 18/11. Ông Lê Hữu Thọ, Chủ tịch UBND TP Nha Trang, thừa nhận thực trạng hàng nghìn hộ dân sống men các sườn núi để "bám biển" rất nguy hiểm. Hiện nay thành phố đang rà soát lại những điểm xung yếu, có nguy cơ cao phải dời ngay để đảm bảo không xảy ra tai họa như vừa qua.
Con đường độc đạo dẫn vào làng chài Thành Phát (xã Phước Đồng) biến thành dòng sông chảy xiết sau trận lở núi ngày 18/11. "Chúng tôi đã bàn rất nhiều giải pháp để di dời dân đi nơi khác nhưng thẩm quyền quyết định đưa đi đâu, vào dự án nào thuộc quyền quyết định cấp tỉnh. Hiện nay địa phương còn nhiều khó khăn nên chưa thực hiện ngay được", ông Thọ nói.
Toàn cảnh các khu dân cư phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) sống dưới chân núi Cô Tiên, nơi xảy ra sự cố vỡ hồ bơi thuộc dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú gây lở núi kèm theo lũ quét ngày 18/11 tàn phá 10 nhà dân và 4 người chết.
Sự cố vỡ hồ bơi tạo ra "hố tử thần" uy hiếp các khu dân cư bên dưới chân núi Cô Tiên (phường Vĩnh Hòa). Trao đổi với Zing.vn, KTS Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, cho hay sự vỡ hồ trên núi Cô Tiên không thể đổ lỗi cho thiên tai mà là "nhân tai".
Vị chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa cho rằng địa phương này cho triển khai dự án trên triền núi ở độ cao như vậy rất ít thấy ở các nước. Những dự án đó trong bản đồ quy hoạch năm 2012 được Thủ tướng phê duyệt hoàn toàn không có. "Nếu không có con người xây dựng những công trình trên triền núi khi chưa có giải pháp tích cực ngăn ngừa hậu quả của thiên nhiên thì phải gánh hậu quả là đương nhiên”, ông Lộc nói.
Người dân phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) khốn khổ vì mất nhà cửa sau sự cố vỡ hồ bơi. Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Khánh Hòa, từ khi điều chỉnh quy hoạch lần thứ nhất (năm 2014), chủ đầu tư dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú chưa thực hiện các thủ tục để điều chỉnh dự án đầu tư, bản vẽ thi công. Chủ đầu tư cũng chưa thực hiện các thủ tục đầu tư để đề nghị cấp phép xây dựng cho công trình. Hiện Công an Khánh Hòa đang điều tra, làm rõ sự cố vỡ hồ bơi khiến 4 người chết và 10 căn nhà sập ở phường Vĩnh Hòa.
Nằm cách dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú gần 1 km, khu biệt thự Marina Hill rộng hơn 10 ha trên ngọn đồi Hòn Dung, thôn Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang), nơi có bờ kè bị sạt lở nặng gây nguy hiểm cho hàng trăm hộ dân sống bên dưới chân núi.
Ông Võ Minh Mỹ (ngụ xã Vĩnh Ngọc), cho hay dự án mới triển khai đã xuống cấp, sạt trượt, những viên gạch block vỡ nát khiến ai cũng lo sợ mất ăn, mất ngủ. Một số dòng suối, mạch nước ngầm chảy từ dự án ập xuống khu dân cư có nguy cơ gây sạt trượt, lở núi nguy hiểm cho tính mạng người dân.
Trụ bờ kè dự án khu biệt thự Đồi Xanh bị gãy. Sau khi kiểm tra công trình, ông Lê Văn Dẽ, Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa, cho hay toàn bộ tường kè của khu biệt thự này xây sai thiết kế ban đầu được duyệt. Trong hồ sơ thiết kế ban đầu cũng như giấy phép xây dựng được cấp thì toàn bộ bờ bè của dự án phải làm bằng đá chẻ, xi măng kiên cố. Cơ quan chức năng đình chỉ thi công dự án mất an toàn đồng thời yêu cầu chủ đầu tư khẩn cấp hỗ trợ tiền sơ tán 18 hộ dân sống sát chân núi ra khỏi vùng nguy hiểm.
Trước tình hình các khu dân cư xuất hiện hàng loạt điểm sạt lở núi, ông Lê Hữu Thọ, Chủ tịch UBND TP Nha Trang yêu cầu cơ quan chức năng đánh giá mức độ thiệt hại và điều tra toàn diện các khu dân cư ở thôn: Thành Phát, Thành Đạt và đường vòng núi Chụt (phường Vĩnh Trường) để lập phương án di dời các hộ dân ở những khu vực này. Phòng Quản lý đô thị phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Nha Trang rà soát các dự án trên khu vực đồi núi báo cáo tỉnh có giải pháp sắp xếp, bố trí dân cư hợp lý thời gian tới.
Tại các phường Vĩnh Trường, Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) cũng có hàng nghìn ngôi nhà xây dựng trái phép dọc các dãy núi với địa chất yếu, có nguy cơ sạt lở rất cao. Tuy nhiên, lãnh đạo các địa phương này thừa nhận mới chỉ dừng lại ở việc rà soát, báo cáo, đề nghị cho di dời.
Trận lở núi kèm theo lũ quét ngày 18/11 đã tàn phá tan 35 nhà dân ở thôn Thành Đạt (TP Nha Trang). Người dân sau đó đổ xô thuê người khiêng đá núi, mua thêm đá hộc, bao tải cát về làm kè ngăn nước xiết tràn vào gây xói lở làm sập nhà cửa.
"Lở núi kèm lũ quét ngày 18/11 vùi lấp cả hai vợ chồng theo căn nhà sập. Rất may mọi người ứng cứu kịp nên thoát chết. Bây giờ mỗi lần nghe mưa gió, bão lũ là chúng tôi ám ảnh, sợ khiếp", bà Đinh Thị Mỹ Lộc (ngụ thôn Thành Đạt) mếu máo.
Đá tảng, bùn đất vùi lấp làng chài hôn Thành Phát, xã Phước Đồng (TP Nha Trang), nơi lở núi kèm theo lũ quét làm chết 9 người và hàng chục ngôi nhà sập, hỏng nặng ngày 18/11. Thống kê sơ bộ của xã Phước Đồng, địa phương này có hơn 1.000 hộ dân sống bên sườn đồi, sát dưới chân núi. Hầu hết người dân nơi đây là hộ nghèo, cận nghèo làm nghề biển, buôn bán nhỏ...
Lãnh đạo xã Phước Đồng, cho hay các khu dân cư trên núi hình thành hơn 20 năm qua. Người dân nghèo tự phát mua đất sườn đồi, sát chân núi sinh sống. Dân số tăng nhanh nhưng quỹ đất của thành phố ngày càng thu hẹp. Trong khi đó, nếu di dời hết người dân như vậy đến nơi ở mới tốn kinh phí rất lớn, vượt ngoài khả năng của địa phương.
Làng chài Thành Phát tan hoang sau trận lở núi kèm theo lũ quét ngày 18/11. Ông Lê Hữu Thọ, Chủ tịch UBND TP Nha Trang, thừa nhận thực trạng hàng nghìn hộ dân sống men các sườn núi để "bám biển" rất nguy hiểm. Hiện nay thành phố đang rà soát lại những điểm xung yếu, có nguy cơ cao phải dời ngay để đảm bảo không xảy ra tai họa như vừa qua.
Con đường độc đạo dẫn vào làng chài Thành Phát (xã Phước Đồng) biến thành dòng sông chảy xiết sau trận lở núi ngày 18/11. "Chúng tôi đã bàn rất nhiều giải pháp để di dời dân đi nơi khác nhưng thẩm quyền quyết định đưa đi đâu, vào dự án nào thuộc quyền quyết định cấp tỉnh. Hiện nay địa phương còn nhiều khó khăn nên chưa thực hiện ngay được", ông Thọ nói.
Toàn cảnh các khu dân cư phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) sống dưới chân núi Cô Tiên, nơi xảy ra sự cố vỡ hồ bơi thuộc dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú gây lở núi kèm theo lũ quét ngày 18/11 tàn phá 10 nhà dân và 4 người chết.
Sự cố vỡ hồ bơi tạo ra "hố tử thần" uy hiếp các khu dân cư bên dưới chân núi Cô Tiên (phường Vĩnh Hòa). Trao đổi với Zing.vn, KTS Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, cho hay sự vỡ hồ trên núi Cô Tiên không thể đổ lỗi cho thiên tai mà là "nhân tai".
Vị chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa cho rằng địa phương này cho triển khai dự án trên triền núi ở độ cao như vậy rất ít thấy ở các nước. Những dự án đó trong bản đồ quy hoạch năm 2012 được Thủ tướng phê duyệt hoàn toàn không có. "Nếu không có con người xây dựng những công trình trên triền núi khi chưa có giải pháp tích cực ngăn ngừa hậu quả của thiên nhiên thì phải gánh hậu quả là đương nhiên”, ông Lộc nói.
Người dân phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) khốn khổ vì mất nhà cửa sau sự cố vỡ hồ bơi. Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Khánh Hòa, từ khi điều chỉnh quy hoạch lần thứ nhất (năm 2014), chủ đầu tư dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú chưa thực hiện các thủ tục để điều chỉnh dự án đầu tư, bản vẽ thi công. Chủ đầu tư cũng chưa thực hiện các thủ tục đầu tư để đề nghị cấp phép xây dựng cho công trình. Hiện Công an Khánh Hòa đang điều tra, làm rõ sự cố vỡ hồ bơi khiến 4 người chết và 10 căn nhà sập ở phường Vĩnh Hòa.
Nằm cách dự án khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú gần 1 km, khu biệt thự Marina Hill rộng hơn 10 ha trên ngọn đồi Hòn Dung, thôn Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang), nơi có bờ kè bị sạt lở nặng gây nguy hiểm cho hàng trăm hộ dân sống bên dưới chân núi.
Ông Võ Minh Mỹ (ngụ xã Vĩnh Ngọc), cho hay dự án mới triển khai đã xuống cấp, sạt trượt, những viên gạch block vỡ nát khiến ai cũng lo sợ mất ăn, mất ngủ. Một số dòng suối, mạch nước ngầm chảy từ dự án ập xuống khu dân cư có nguy cơ gây sạt trượt, lở núi nguy hiểm cho tính mạng người dân.
Trụ bờ kè dự án khu biệt thự Đồi Xanh bị gãy. Sau khi kiểm tra công trình, ông Lê Văn Dẽ, Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa, cho hay toàn bộ tường kè của khu biệt thự này xây sai thiết kế ban đầu được duyệt. Trong hồ sơ thiết kế ban đầu cũng như giấy phép xây dựng được cấp thì toàn bộ bờ bè của dự án phải làm bằng đá chẻ, xi măng kiên cố. Cơ quan chức năng đình chỉ thi công dự án mất an toàn đồng thời yêu cầu chủ đầu tư khẩn cấp hỗ trợ tiền sơ tán 18 hộ dân sống sát chân núi ra khỏi vùng nguy hiểm.
Trước tình hình các khu dân cư xuất hiện hàng loạt điểm sạt lở núi, ông Lê Hữu Thọ, Chủ tịch UBND TP Nha Trang yêu cầu cơ quan chức năng đánh giá mức độ thiệt hại và điều tra toàn diện các khu dân cư ở thôn: Thành Phát, Thành Đạt và đường vòng núi Chụt (phường Vĩnh Trường) để lập phương án di dời các hộ dân ở những khu vực này. Phòng Quản lý đô thị phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Nha Trang rà soát các dự án trên khu vực đồi núi báo cáo tỉnh có giải pháp sắp xếp, bố trí dân cư hợp lý thời gian tới.
Thăm hỏi đồng bào vùng lở núi thôn Thành Đạt (xã Phước Đồng, TP Nha Trang), ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa chia sẻ mất mát; mong người dân nêu cao tinh thần đoàn kết giúp nhau vượt qua hoạn nạn.
"Người dân làm nhà tạm bợ sống chen chúc sống dưới chân núi quá nguy hiểm. Sau trận lở núi kèm lũ quét ngày 18/11 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân Nha Trang. Bà con sống sát biển nhưng lại chết trên núi thì quá đau lòng", ông Tuân xót xa.
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa yêu cầu TP Nha Trang cần sớm bố trí nơi tái định cư mới để người dân ở những khu vực này được "an cư", có cuộc sống ổn định lâu dài.
Tác giả bài viết: Minh Hoàng - An Bình