Ngành khai thác thủy sản Khánh Hòa hướng tới phát triển nghề khai thác xa bờ, giảm dần khai thác gần bờ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững là chủ trương mà tỉnh Khánh Hòa đã đang và sẽ thực hiện.
Tạo điều kiện khai thác thuận lợi
Trong những năm qua, tỉnh Khánh Hòa cũng có nhiều chương trình chính sách giúp ngư dân như hỗ trợ vay vốn, đóng mới, sửa chữa tàu. Đồng thời, trang bị tương đối tốt các phương tiện thông tin liên lạc phục vụ cho tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Cùng đó, kịp thời triển khai các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đối với các phương tiện thủy sản khai thác xa bờ nên ngư dân phấn khởi bám biển khai thác.
Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, ngư dân của tỉnh hoạt động khai thác có hiệu quả cao tại vùng khơi, bám biển dài ngày tập trung chủ yếu vào các nghề câu cá ngừ đại dương, nghề rê (lưới cản), nghề lưới chuồn, nghề chụp mực, nghề câu mực, nghề vây...
Trung bình sản lượng khai thác mỗi chuyến đi biển của người dân làm nghề lưới cản đạt từ 9 - 15 tấn, còn nghề vây ước khoảng trên 10 tấn. Ngoài ra, ngư dân cũng chú trọng nâng cao trình độ khai thác, sơ chế cũng như đầu tư trang bị hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethane (PU foam) để giảm thất thoát thủy sản, đặc biệt là cá ngừ sau thu hoạch.
Hạ thủy tàu composite KH 92229 - TS đi đánh bắt cá ngừ đại dương từ tháng 4 trở về cảng cá Hòn Rớ (thành phố Nha Trang), ngư dân Nguyễn Văn Thuận ở xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang cho biết, hầm vật liệu PU foam có ưu điểm giữ nước đá; tỷ lệ hao hụt thấp nên bảo quản cá được lâu dù lần đầu sử dụng. Nhưng mọi người rất phấn khởi vì chất lượng cá được nâng cao cả về chất lượng và giá trị.
Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị khai thác và bảo quản sản phẩm, ngư dân Khánh Hòa cũng thực hiện khá tốt việc lắp đặt các thiết bị định vị. Cùng đó, đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi hoạt động trên biển cũng như dễ dàng cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Điều này nhằm khắc phục "thẻ vàng" của EU đối với hàng thủy sản của Việt Nam, thực hiện liên kết tổ đội sản xuất trên biển.
Nhưng những cơn bão trong năm 2017, đã gây thiệt hại nặng nề về tàu thuyền của các ngư dân, từ đó dẫn đến sản lượng khai thác của tỉnh giảm. Không những thế, việc thiếu hụt lao động trực tiếp trên biển, đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hầu hết ít được đào tạo qua trường lớp chính quy; thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng được các thiết bị hàng hải, khai thác cũng khiến cho nhiều tàu cá phải nằm bờ, không thể ra khơi. Đó là những khó khăn hàng đầu không chỉ ngư dân Khánh Hòa gặp phải mà là tình trạng chung của nghề khai thác biển hiện nay.
Để giải quyết tình trạng thiếu lao động và nâng cao chất lượng lao động trên biển, hàng năm ngành nông nghiệp Khánh Hòa phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức các lớp đào tạo; hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên. Từ đó, một số tàu của tỉnh khai thác đạt được sản lượng thủy sản tương đối cao. Cụ thể, tổng sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay đạt 33.142 tấn các loại. Tính theo chất lượng, tỷ lệ cá chọn đạt 25%, cá xô 45%, số còn lại là cá tạp.
Hiệu quả khai thác theo chuỗi
Từ năm 2014, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện thí điểm tổ chức khai thác thu mua, chế biến cá ngừ theo chuỗi. Đến nay, có các mô hình tổ hợp tác nghề cá và doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Từ khi ký kết hợp tác cho đến nay, chuỗi liên kết giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tín Thịnh với Tổ hợp tác nghề cá Vĩnh Phước đã tiến hành 13 chuyến giao dịch với tổng sản lượng hơn 120 tấn; trong đó, chất lượng bảo quản sản phẩm đạt tiêu chuẩn khoảng 80%.
Riêng chuỗi liên kết giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thịnh Hưng với Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng, trong năm 2017 đã giao dịch 542 chuyến biển với tổng sản lượng 758 tấn; trong đó, chất lượng bảo quản sản phẩm đạt tiêu chuẩn khoảng 95%.
Ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa cho biết, sau thời gian liên kết giữa ngư dân và doanh nghiệp, ngư dân là người được hưởng lợi. Họ được hướng dẫn về kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm góp phần ổn định giá thủy sản nói chung, cá ngừ nói riêng kèm theo chất lượng sản phẩm được cải thiện rõ rệt.
Còn với doanh nghiệp, đây là hành động mang tính bền vững, tạo nên vùng nguyên liệu ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, việc chế biến hải sản của Khánh Hòa vẫn còn bất cập, hơn 40 đơn vị doanh nghiệp chế biến hải sản trên địa bàn chủ yếu vẫn là sơ chế, chưa có sản phẩm tinh đáp ứng chuỗi giá trị; phát triển thị trường ở nhiều quốc gia nhưng giá trị thấp dẫn đến rủi ro nhiều, quản lý khó khăn và hiệu quả chưa cao, tổ chức thị trường trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, không chỉ riêng với Khánh Hòa mà cả các tỉnh ven biển khác muốn phát triển ngành thủy sản toàn diện cần phối hớp đồng bộ các giải pháp khai thác có tổ chức theo chuỗi khép. Mặt khác, tăng cường bảo quản, chế biến gắn với thị trường và tập trung phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp (nuôi biển hở - nuôi khơi).
Theo Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Khánh Hòa được xác định là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước, tạo đầu mối giao lưu quan trọng quốc tế làm động lực cho phát triển các khu công nghiệp thủy sản, khu kinh tế ven biển.
Hiện, tỉnh đang khẩn trương triển khai quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 vừa được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua để khai thác hiệu quả tiềm năng, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của cộng đồng ngư dân, thúc đẩy kinh tế biển Khánh Hòa ngày càng phát triển.
Trong những năm qua, tỉnh Khánh Hòa cũng có nhiều chương trình chính sách giúp ngư dân như hỗ trợ vay vốn, đóng mới, sửa chữa tàu. Đồng thời, trang bị tương đối tốt các phương tiện thông tin liên lạc phục vụ cho tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Cùng đó, kịp thời triển khai các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đối với các phương tiện thủy sản khai thác xa bờ nên ngư dân phấn khởi bám biển khai thác.
Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, ngư dân của tỉnh hoạt động khai thác có hiệu quả cao tại vùng khơi, bám biển dài ngày tập trung chủ yếu vào các nghề câu cá ngừ đại dương, nghề rê (lưới cản), nghề lưới chuồn, nghề chụp mực, nghề câu mực, nghề vây...
Trung bình sản lượng khai thác mỗi chuyến đi biển của người dân làm nghề lưới cản đạt từ 9 - 15 tấn, còn nghề vây ước khoảng trên 10 tấn. Ngoài ra, ngư dân cũng chú trọng nâng cao trình độ khai thác, sơ chế cũng như đầu tư trang bị hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethane (PU foam) để giảm thất thoát thủy sản, đặc biệt là cá ngừ sau thu hoạch.
Hạ thủy tàu composite KH 92229 - TS đi đánh bắt cá ngừ đại dương từ tháng 4 trở về cảng cá Hòn Rớ (thành phố Nha Trang), ngư dân Nguyễn Văn Thuận ở xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang cho biết, hầm vật liệu PU foam có ưu điểm giữ nước đá; tỷ lệ hao hụt thấp nên bảo quản cá được lâu dù lần đầu sử dụng. Nhưng mọi người rất phấn khởi vì chất lượng cá được nâng cao cả về chất lượng và giá trị.
Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị khai thác và bảo quản sản phẩm, ngư dân Khánh Hòa cũng thực hiện khá tốt việc lắp đặt các thiết bị định vị. Cùng đó, đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi hoạt động trên biển cũng như dễ dàng cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Điều này nhằm khắc phục "thẻ vàng" của EU đối với hàng thủy sản của Việt Nam, thực hiện liên kết tổ đội sản xuất trên biển.
Nhưng những cơn bão trong năm 2017, đã gây thiệt hại nặng nề về tàu thuyền của các ngư dân, từ đó dẫn đến sản lượng khai thác của tỉnh giảm. Không những thế, việc thiếu hụt lao động trực tiếp trên biển, đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hầu hết ít được đào tạo qua trường lớp chính quy; thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng được các thiết bị hàng hải, khai thác cũng khiến cho nhiều tàu cá phải nằm bờ, không thể ra khơi. Đó là những khó khăn hàng đầu không chỉ ngư dân Khánh Hòa gặp phải mà là tình trạng chung của nghề khai thác biển hiện nay.
Để giải quyết tình trạng thiếu lao động và nâng cao chất lượng lao động trên biển, hàng năm ngành nông nghiệp Khánh Hòa phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức các lớp đào tạo; hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên. Từ đó, một số tàu của tỉnh khai thác đạt được sản lượng thủy sản tương đối cao. Cụ thể, tổng sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay đạt 33.142 tấn các loại. Tính theo chất lượng, tỷ lệ cá chọn đạt 25%, cá xô 45%, số còn lại là cá tạp.
Hiệu quả khai thác theo chuỗi
Từ năm 2014, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện thí điểm tổ chức khai thác thu mua, chế biến cá ngừ theo chuỗi. Đến nay, có các mô hình tổ hợp tác nghề cá và doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Từ khi ký kết hợp tác cho đến nay, chuỗi liên kết giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tín Thịnh với Tổ hợp tác nghề cá Vĩnh Phước đã tiến hành 13 chuyến giao dịch với tổng sản lượng hơn 120 tấn; trong đó, chất lượng bảo quản sản phẩm đạt tiêu chuẩn khoảng 80%.
Riêng chuỗi liên kết giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thịnh Hưng với Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng, trong năm 2017 đã giao dịch 542 chuyến biển với tổng sản lượng 758 tấn; trong đó, chất lượng bảo quản sản phẩm đạt tiêu chuẩn khoảng 95%.
Ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa cho biết, sau thời gian liên kết giữa ngư dân và doanh nghiệp, ngư dân là người được hưởng lợi. Họ được hướng dẫn về kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm góp phần ổn định giá thủy sản nói chung, cá ngừ nói riêng kèm theo chất lượng sản phẩm được cải thiện rõ rệt.
Còn với doanh nghiệp, đây là hành động mang tính bền vững, tạo nên vùng nguyên liệu ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, việc chế biến hải sản của Khánh Hòa vẫn còn bất cập, hơn 40 đơn vị doanh nghiệp chế biến hải sản trên địa bàn chủ yếu vẫn là sơ chế, chưa có sản phẩm tinh đáp ứng chuỗi giá trị; phát triển thị trường ở nhiều quốc gia nhưng giá trị thấp dẫn đến rủi ro nhiều, quản lý khó khăn và hiệu quả chưa cao, tổ chức thị trường trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, không chỉ riêng với Khánh Hòa mà cả các tỉnh ven biển khác muốn phát triển ngành thủy sản toàn diện cần phối hớp đồng bộ các giải pháp khai thác có tổ chức theo chuỗi khép. Mặt khác, tăng cường bảo quản, chế biến gắn với thị trường và tập trung phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp (nuôi biển hở - nuôi khơi).
Theo Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Khánh Hòa được xác định là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước, tạo đầu mối giao lưu quan trọng quốc tế làm động lực cho phát triển các khu công nghiệp thủy sản, khu kinh tế ven biển.
Hiện, tỉnh đang khẩn trương triển khai quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 vừa được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua để khai thác hiệu quả tiềm năng, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của cộng đồng ngư dân, thúc đẩy kinh tế biển Khánh Hòa ngày càng phát triển.
Tác giả bài viết: Phan Sáu (TTXVN)