Theo đó, yêu cầu phòng GD&ĐT tham mưu UBND cấp huyện phê duyệt Kế hoạch thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật trên địa bàn, gửi về Sở GD&ĐT trước ngày 30/10/2018; đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục, ưu tiên các địa phương, cơ sở giáo dục có người khuyết tật học hòa nhập nhằm đảm bảo các điều kiện để thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập.
Phối hợp với các phòng, ban ngành, đoàn thể và các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch giáo dục hòa nhập tại địa phương; điều tra, nắm bắt số liệu, nhu cầu về giáo dục của người khuyết tật trên địa bàn để thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ, tư vấn, huy động trẻ khuyết tật có khả năng học tập ra lớp học hòa nhập. Đảm bảo đến năm 2020 có ít nhất 70% người khuyết tật trong độ tuổi mầm non, người khuyết tật có khả năng học tập ở bậc tiểu học và THCS được tiếp cận giáo dục hòa nhập chất lượng, bình đẳng và thân thiện.
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện giáo dục hòa nhập phù hợp với nhiệm vụ, tình hình thực tế từng năm học; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập và các văn bản liên quan đến người khuyết tật, công tác chăm sóc, giáo dục, chế độ, chính sách cho người khuyết tật đến toàn ngành, cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về giáo dục hòa nhập.
Đồng thời, thống kê số liệu học sinh khuyết tật, cán bộ quản lý và giáo viên dạy hòa nhập để xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực trong công tác giáo dục hòa nhập…