Các tài xế nói gì về mức phí BOT qua hầm đường bộ đèo Cả 11.400 tỷ đồng?

Thứ hai - 04/09/2017 05:56
Theo Ban quản lý Hầm đường bộ Đèo Cả, trong ngày đầu thu phí BOT đã có hơn 5.000 xe ô tô, xe tải lớn nhỏ mua vé để qua hầm thay vì vượt hơn 20km đường đèo.
cac tai xe noi gi ve muc phi bot qua ham duong bo deo ca 11400 ty dong
Trạm thu phí hầm Đèo Cả chính thức thu phí lúc 0:00 giờ ngày 3/9. Ảnh: K.A

Trên cơ sở thống nhất của Bộ GTVT, Công ty CPĐT Đèo Cả đã tổ chức thu giá dịch vụ sử dụng hầm đường bộ Đèo Cả từ 0:00 giờ ngày 3/9, dù hầm đã được thông xe toàn tuyến vào ngày 21/8.

Hầm đường bộ Đèo Cả có quy mô lớn nhất trong hệ thống hầm đường bộ trên Quốc lộ 1A với tổng chiều dài 13,19 km; trong đó hai hạng mục chính là hầm Đèo Cả dài 4.125 mét và hầm Cổ Mã dài 500 mét. Mỗi ống hầm thiết kế 2 làn xe khai thác cùng chiều theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc 80 km/giờ.

Người dân khá hài lòng với chất lượng công trình và mức giá để qua hầm nối hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.

Tại trạm thu phí BOT hầm Đèo Cả (thuộc địa phận Phú Yên), trong ngày thu phí đầu tiên, anh Nguyễn Tiến Khải, tài xế xe container 40 feet lái tuyến TP HCM – Đà Nẵng cho biết, đây là lần thứ 5 anh qua hầm từ ngày thông xe toàn tuyến và quyết định chọn mua vé mỗi khi đi đoạn đường này.

Đồng quan điểm với anh Khải, cánh tài xế chở hải sản đều chọn đi hầm để rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí. “Với dân chở hải sản thời gian có thể tính bằng vàng. Nhiều lúc xe gặp sự cố chúng tôi buộc phải thuê xe khác ngay tại điểm hư xe để hải sản còn tươi sống kịp giao cho khách nên việc đi hầm tiết kiệm được hơn 30 phút rất quan trọng”, anh Sáu Tèo, một tài xế chở tôm lý giải.“Mỗi lần qua hầm tôi đều coi đồng hồ nhiên liệu và canh thời gian thấy nhanh hơn được 30 phút, giảm hơn 10 lít dầu. Với mức giá 200.000 đồng đối với loại xe này tôi nghĩ khá hợp lý. Về mặt nhiên liệu và thời gian tôi tiết kiệm rất nhiều. Riêng về những thứ vô hình không tính toán được như rủi ro tai nạn trên đường đèo, hao mòn máy móc do kéo tải nặng và tinh thần đỡ căng thẳng khi điều khiển xe trên đèo”, anh Khải cho biết.

Cũng trong ngày đầu tiên thu phí, chúng tôi ghi nhận được nhiều trường hợp tài xế mua vé tháng. Đa số họ là những người chạy tuyến ngắn Phú Yên – Khánh Hòa hoặc những xe chuyên chở hàng qua lại hai tỉnh này.

Anh Hiếu, một tài xế chạy xe 6 tấn chuyên chở đá chẻ từ Khánh Hòa ra Phú Yên phân tích: “Mỗi ngày, ít tôi qua hầm hai lần, nhiều thì 4 hoặc 6 lần. Do đặc thù công việc nên phải đi Phú Yên rồi về Khánh Hòa thường xuyên nên tôi chọn mua vé tháng lợi rất nhiều. Nếu không có vé tháng tôi vẫn chọn đi hầm để giảm rủi ro và tiết kiệm chi phí. Chỉ những người thường xuyên vượt đèo Cổ Mã và đèo Cả như tôi mới hiểu đèo nguy hiểm như thế nào và gây hao mòn xe khủng khiếp ra sao”.

Theo ông Hoàng Phùng Bảo, Giám đốc Xí nghiệp QLKTHTGT số 1 chi nhánh SBRC tại Phú Yên (đơn vị khai thác trạm thu phí BOT hầm đường bộ Đèo Cả), trong ngày đầu thu phí đã có hơn 5.000 xe ô tô, xe tải các loại mua vé qua hầm.

cac tai xe noi gi ve muc phi bot qua ham duong bo deo ca 11400 ty dong
Ông Hoàng Phùng Bảo, Giám đốc Xí nghiệp QLKTHTGT số 1 chi nhánh SBRC tại Phú Yên (đơn vị khai thác trạm thu phí BOT hầm đường bộ Đèo Cả), trong ngày đầu thu phí đã có hơn 5.000 xe ô tô, xe tải các loại mua vé qua hầm.

“Chúng tôi đã có hơn 10 ngày vận hành thử nghiệm kể từ ngày thông xe toàn tuyến nên mọi công tác chuẩn bị, xử lý các tình huống đã được nhân viên thao tác nhuần nhuyễn nhằm phục vụ người dân qua hầm và xử lý các tình huống không đáng tiếc nếu xảy ra trong hầm.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ gửi văn bản cho huyện, xã địa phương gần hầm để lập danh sách người dân địa phương thường xuyên qua hầm để giảm giá cho họ. Đây là việc chúng tôi đã làm rất thành công và được người dân ủng hộ tại trạm Tuy An”, ông Bảo thông tin.

Trạm thu phí hầm đường bộ Đèo Cả có làn xe với 8 cabin thu phí (4 phục vụ cho tài xế từ Phú Yên đi Khánh Hòa và 4 phục vụ chiều ngược lại), ngoài ra còn có 2 làn dành cho xe quá khổ.

Để đảm bảo an toàn cho người dân qua hầm, các loại xe chở chất cháy nổ (gas, xăng dầu); xe chở gia xúc, gia cầm; xe chở các vật liệu cồng kềnh đều không được qua hầm.

cac tai xe noi gi ve muc phi bot qua ham duong bo deo ca 11400 ty dong
Nhiều phương tiện chọn phương án qua hầm đường bộ Đèo Cả thay vì vượt đèo. Ảnh: K.A

“Để đảm bảo an toàn giao thông và xử lý các sự cố trong hầm chúng tôi có đội cứ hộ cứu nạn và lực lượng PCCC túc trực 24/24.

Đồng thời được sự hỗ trợ của CSGT địa phương túc trực để xử lý các xe vi phạm. Ngoài ra, chúng tôi dành khoảng thời gian từ 3-4 giờ mỗi ngày để vệ sinh và bảo trì hầm”, ông Bảo thông tin.

Tác giả bài viết: Khải An
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp