Mới đây, Bộ Y tế công bố ca nhiễm Covid-19 mới tại Việt Nam.
Ngày 3/3, trên chuyến bay VN340 từ Siem Reap về TP.HCM (REP-SGN) khai thác bởi Vietnam Airlines có vận chuyển 73 hành khách, trong đó có 01 hành khách ngồi ghế 33D, chuyển tiếpchuyến bay (transit) đi Nagoya trên chuyến bay VN340, số ghế ngồi 2C giờ cất cánh 01:19 (giờ Việt Nam).
Khi đáp xuống tại Nhật, hành khách này có biểu hiện sốt và Y tế Nhật tiến hành kiểm tra sức khoẻ đối với hành khách này. Kết quả cho thấy dương tính với Covid19.
Trong quá trình chuyển tiếp chuyến bay, hành khách nêu trên không ghé quầy chuyển tiếp do được check in thẳng. Tuy nhiên, khách có vào phòng thương gia hạng C lúc 22h30.
Tổ tiếp viên trên chuyến bay VN340 phải quay về VN trên chuyến bay VN341 hạ cánh tại Tân Sơn Nhất lúc 13:55 ngày 04/3/2020. Trên chuyến bay VN341 có tổng cộng 72 khách (1C và 71 Y) và 12 thành viên tổ bay.
Do chuyến VN340 có 01 khách quốc tịch Nhật dương tính Covid19 nên chuyến VN341/14h05/04MAR từ NAGOYA về Việt Nam phải xử lý y tế, cụ thể: Tổng khách: 73 được xử lý như sau:
- tiến hành cách ly tập trung 51 khách nhập cảnh vào VN (có 01 em bé)và toàn bộ tổ bay. Đưa về khu cách ly của thành phố
- 22 khách nối chuyến là khách Nhật đi Kul (8 pax), SGN-REP (7 pax), SGN-RGN (1 pax), SGN-PNH (06 pax) được cách ly và đang thực hiện các thủ tục để nối chuyến.- Thực hiện khử trùng tàu bay thực hiện chuyến bay VN341
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã thực hiện cách ly 02 nhân viên An ninh và 06 nhân viên phục vụ tại Phòng thương gia hạng C do tiếp xúc gần với khách Nhật nhiễm Covid 19.
Viags đã thực hiện cách ly 01 nhân viên phục vụ mặt đất do đã mở cửa tàu bay Chuyến bay VN341 để nhận tài liệu mà không thực hiện các biện pháp bảo hộ.
Về lịch trình đi lại của hành khách này tại Campuchia đang được các cơ quan Việt Nam phối hợp với Nhật bản làm rõ. Trên tinh thần cảnh giác cao Việt nam đã tiến hành cách ly toàn bộ hành khách, phi hành đoàn và các nhân viên có tiếp xúc gần với hành khách này.
Việt Nam có đủ năng lực đối phó dịch bệnh
Việt Nam đã có 16 ca mắc Covid-19, chưa ghi nhận ca mới sau 16 ngày. Ngày 27/2, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “các điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 ra cộng đồng”.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho hay việc điều trị thành công 16 ca nhiễm Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác đã từng xảy ra ở Việt Nam cho thấy ngành y tế có đủ năng lực để đối phó với những tình huống phức tạp, bệnh nhân nặng, khó.
Tuy nhiên, kinh nghiệm rút ra sau tất cả mùa dịch vừa qua là để khống chế thành công đòi hỏi có sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội, cũng như của mọi người dân.
"Hiện tại, người dân có thể tin tưởng vào năng lực dự phòng của toàn ngành y tế. Tuy nhiên, để thành công cũng cần phải có sự chung tay đóng góp của mọi người, chính vì vậy, người dân có thể bình tĩnh, tự tin nhưng cũng không thể chủ quan", bác sĩ Cấp nói.
Bệnh nhân cuối là một Việt kiều Mỹ không giấu được niềm vui ngày 21/2, sau khi thắng được virus corona. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Chuyên gia lấy ví dụ ở Trung Quốc, chỉ có một trường hợp trốn cách ly khiến ngành y tế phải giám sát 4.000 người; một bệnh nhân của Hàn Quốc không chấp hành cách ly đã lây cho vài chục người, trong khi con số đó chưa dừng lại, có thể lên đến vài trăm người. Do đó, việc chung tay phối hợp của mọi người dân là rất quan trọng trong việc chống dịch.
GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cũng cho biết lưu ý việc tăng sức đề kháng rất quan trọng trong việc phòng bệnh. Hiện, Viện Dinh dưỡng đã xây dựng 6 tháp dinh dưỡng cho các độ tuổi khác nhau, được phổ biến đến cơ sở y tế cấp xã và người dân có thể tìm hiểu dễ dàng.
Đồng thời, GS Lê Danh Tuyên cũng khuyến cáo khi chế biến thực phẩm, cần dùng riêng thớt thực phẩm chín và thực phẩm sống để tránh lây nhiễm chéo. Cần vứt bỏ túi nylon đựng đồ ăn ở chợ và thay bằng đồ đựng riêng, trước khi cho vào tủ lạnh.
Đặc biệt, không nên dùng đũa riêng vào tô canh chung, mỗi người cũng nên có một bát nước chấm riêng. Điều đó không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19, mà còn nhiều bệnh khác như vi khuẩn HP hay viêm gan B.
Người khỏi bệnh sẽ không còn khả năng lây sang người khác
PGS.TS Vũ Xuân Phú - Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - cho hay những bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi được điều trị, phải xét nghiệm nhiều lần trước khi xuất viện.
Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú, tùy từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ căn cứ vào những dấu hiệu để quyết định việc ra viện. Cụ thể, bệnh nhân cần hết sốt 3 ngày, có dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan tổn thương bình thường và quan trọng nhất là xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính nhiều lần.
Ngoài ra, sau khi được ra viện, người bệnh cũng tiếp tục được theo dõi. "Theo phương án hiện nay ở nước ta là cách ly 14 ngày sau khi bệnh nhân xuất viện. Vì vậy, về nguyên lý, những người xuất viện không còn khả năng lây nhiễm cho người khác", PGS Phú cho hay.
Chuyên gia giải thích những bệnh truyền nhiễm sau khi khỏi bệnh sẽ tạo được miễn dịch đối với virus. Đó là cơ chế của hệ miễn dịch, tuy nhiên, thời gian miễn dịch lại tùy vào từng loại bệnh. Đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, hiện chưa có báo cáo cụ thể nào về miễn dịch.
16 ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam
1. Li Ding, 66 tuổi, ở Vũ Xương, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.
2. Li Zichao, 28 tuổi (con của ông Li Ding), làm việc tại Long An.
3. L.T.T.H., 25 tuổi, ở xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, lễ tân tại khách sạn tại Nha Trang.
4. N.T.T.T., 25 tuổi, ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
5. P.V.C., 29 tuổi, ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
6. N.T.D., nữ, 23 tuổi, ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
7. T.H.K., sinh năm 1947, quốc tịch Mỹ, phát bệnh ngày 26/1.
8. V.H.L., nữ, 29 tuổi, ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
9. T.C.P., 30 tuổi, ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
10. P.T.B., nữ, 42 tuổi, ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
11. P.T.T., 49 tuổi, (mẹ của bệnh nhân N.T.D.) ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
12. N.T.T.D., 16 tuổi, (em gái của bệnh nhân N.T.D.) ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
13. N.T.N., nữ, 29 tuổi, ở xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
14. N.T.Y., 55 tuổi, lao động tự do tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (hàng xóm của công nhân N.T.D.).
15. N.G.L., nữ, 3 tháng tuổi (sinh ngày 5/11/2019), ở xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (cháu ngoại của bệnh nhân P.T.B.).
16. Ông N.V.V., 50 tuổi, ngụ tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, cha của bệnh nhân N.T.D., một trong 8 người từ Vũ Hán trở về.
Bộ Y tế khuyến cáo trường học có cốc dùng riêng, không bật điều hòaBộ Y tế đề nghị học sinh, sinh viên cần súc miệng thường xuyên, mở cửa, tắt điều hòa, giám sát chặt chẽ sức khỏe, không phải đeo khẩu trang y tế tại trường học. |