Theo bà Lê Thị Tú Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang, việc công ty thay đổi kết cấu tường chắn tại dự án Marina Hill là nhằm đảm bảo an toàn cho dự án và khu dân cư.
Thời gian gần đây, nhà chức trách tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo buộc chủ đầu tư tháo dỡ bức tường chắn sai thiết kế tại dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Marina Hill. TheLEADER đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Tú Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang - chủ đầu tư dự án - để hiểu rõ hơn về vụ việc.
Vừa qua, Sở Xây dựng Khánh Hoà đã yêu cầu Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang tháo dỡ tường chắn dự án Marina Hill do xây dựng không đúng thiết kế, quá sát nhà dân. Thực tế có đúng như vậy không, thưa bà?
Bà Lê Thị Tú Anh: Thực tế là không đúng. Kè đá hộc trong bản thiết kế đã được cấp phép nằm cách nhà dân từ 0 - 6m. Như vậy có nghĩa là vị trí của kè đá được phép sát nhà dân gần nhất là 0m và xa nhất là 6m.
Còn lý do khiến Sở Xây dựng ban hành Công văn số 4996/SXD-Ttra yêu cầu công ty tháo dỡ công trình tường chắn là vì công ty thay đổi thiết kế tường chắn và cao độ san nền. Theo đó, công ty đã không dùng tường chắn bằng đá hộc như thiết kế được duyệt mà chuyển sang hệ tường chắn MSE khi chưa được cấp phép điều chỉnh.
Vậy tại sao công ty không xây tường chắn bằng đá hộc như thiết kế được duyệt mà lại chuyển sang hệ tường chắn MSE? Kỹ thuật MSE có thực sự đảm bảo an toàn hay không?
Bà Lê Thị Tú Anh: Xây dựng tường chắn MSE này chúng tôi tốn kém hơn 10 lần so với xây kè đá hộc trong thiết kế nhưng vì đây là điều bắt buộc nên tốn kém bao nhiêu chúng tôi vẫn phải làm. Bởi nếu chỉ xây dựng tường đá kè như thiết kế được duyệt thì có nhiều chỗ bất hợp lý, không an toàn cũng như không có khả năng bảo vệ công trình dự án lẫn khu dân cư.
Thứ nhất là tường kè đá không phù hợp địa hình đồi núi. Theo khoan khảo sát địa chất khu vực tiếp giáp nhà dân thì trên nền đá gốc khoảng 2 - 3m là lớp đất hữu cơ và lớp đá phong hóa rất dễ trượt lở. Trong khi đó, kè đá là kết cấu cứng lại giống như một cái cây không rễ nên khi có dấu hiệu nứt nhỏ cũng đã dẫn đến sụp đổ.
Mặc khác, về giới hạn chiều cao thì kè đá có chiều cao thấp, không thể ôm hết khối đất của đồi và cũng sẽ bị cuốn phăng khi có mưa lũ.
Hơn nữa, với đặc điểm địa hình đồi đá gốc nếu chồng các tảng đá lên nhau mà không có chân bám thì khi mạch nước ngầm trong núi chảy ra sẽ phá bung kè đá, ảnh hưởng trực tiếp tới những nhà dân giáp ranh.
Do vậy, đơn vị thi công dự án đã yêu cầu công ty phải thay đổi công nghệ và chúng tôi đã mời công ty tư vấn từ Mỹ đến công trường dự án khảo sát thực tế. Từ đây, họ đã giới thiệu công nghệ làm tường chắn có cốt MSE. Đây là công nghệ mới nhất theo tiêu chuẩn của Anh - Mỹ mà nhiều công trình lớn trên thế giới đã áp dụng.
Thứ hai, tại khu vực dự án, người dân xây cất nhà cửa sát sườn núi cao, thậm chí là cao bằng mái nhà nhưng chỉ cách 0,5m. Cứ vào mùa mưa là phải chịu đất đá và nước trên núi đổ xuống. Chính vì thế, giáp ranh giữa dự án và nhà dân không thể là một bức tường ngăn cách mà cần phải là một tường chắn đất có chức năng phòng chống sạt lở đất, ngăn được đất đá trôi đi khi có mưa lớn.
Nếu san nền theo cấp phép và không làm tường chắn đất chống sạt lở tại khu vực giáp nhà dân thì những trận mưa bão giống vừa qua thì đất đá trên cao sẽ trôi hết xuống nhà dân, gây ảnh hưởng đến công trường.
Thứ ba là trong bản kiến trúc được cấp phép thì con đường giao thông nội bộ số 1 nằm sát nhà dân nên bắt buộc phải làm tường thẳng đứng, làm sát khu vực giáp ranh, không thể giật cấp được.
Gần đây tình hình mưa bão ở Khánh Hòa diễn biến bất thường, nguy cơ sạt lở ở những nơi giáp núi tăng cao. Không thể đợi “mất bò rồi mới lo làm chuồng”. Tường chắn đất MSE là kết cấu mềm, triệt tiêu lực trượt của đất, cho phép biến dạng mà vẫn không làm hư hỏng đến kết cấu chức năng của tường.
Đồng thời, kết cấu MSE giúp tường chắn đạt được những mức chiều cao ấn tượng, có thể ôm được khối đất cao lớn của địa hình núi đồi mà những kết cấu tường kè khác không làm được.
Trường hợp có tác động của thiên tai, các lớp đất sẽ được giữ lại bởi các lớp lưới. Do vậy bức tường chắn MSE sẽ không bao giờ bị đổ cho dù các viên gạch trang trí bên ngoài bị rớt hết.
Đặc biệt, qua thời gian bức tường MSE càng vững chắc hơn nhờ sự liên kết giữa đất và lưới ngày càng chặt hơn, không có một lực đẩy nào có thể lật đổ được bức tường này. Công nghệ tường chắn có cốt MSE có thể không cần sử dụng lớp gạch trang trí bên ngoài. Thay vào đó là các bao đất xếp chồng lên nhau, được giữ bằng các lớp lưới. Bức tường sẽ giống như một quả đồi giả.
Qua hai trận bão liên tiếp nhưng khu vực dự án và nhà dân xung quanh không bị ảnh hưởng gì đã chứng minh phần nào sự đúng đắn khi lựa chọn công nghệ tường chắn mới cũng như giá trị của tường chắn trong việc bảo đảm sự an toàn khu vực trong mưa bão.
Đối với việc Sở Xây dựng Khánh Hoà yêu cầu công ty tháo dỡ tường chắn dự án, lý do tại sao cho đến nay công ty chưa tháo dỡ?
Bà Lê Thị Tú Anh: Với sai sót chưa xin điều chỉnh thiết kế mà đã triển khai công nghệ tường chắn MSE thì công ty đã nộp phạt và cũng đã bổ sung hồ sơ xin điều chỉnh thiết kế.
Còn việc thực thi tháo dỡ trong vòng 15 ngày với tình hình lúc này hết sức khó khăn, phải nói là “bất khả kháng”. Một phần là vì điều kiện khách quan về thời tiết, vấn đề môi trường, và không thể trả lại được hiện trạng ban đầu hơn nữa còn tốn thêm tiền phá dỡ để sau đó lại xây dựng bức tường chắn MSE thứ hai thì quá lãng phí của cải xã hội.
Bên cạnh đó, quan trọng nhất là phá dỡ lúc này là điều rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân. Bởi trái ngược với kè đá hộc giống như cái cây không rễ thì tường chắn đất MSE là cái cây mà cao bao nhiêu thì rễ dài sâu bấy nhiêu. Từng lớp lưới kỹ thuật như từng lớp rễ dày được lu lèn chặt vào từng lớp đất, gia cố cho kết cấu đất trở nên vững chắc.
Do đó, tháo dỡ tường chắn là tháo từng lớp lưới địa kỹ thuật song song với từng lớp gạch neo mặt ngoài và sẽ làm lộ ra hàng chục khối đất đá khổng lồ. Nếu gặp mưa bão lúc này thì có thể vùi lấp một khu vực lớn. Hơn nữa, việc này còn tạo ra một hố chứa nước sâu 12m, rộng 20 m và dài hơn 100m hết sức nguy hiểm cho khu dân cư.
Một số thông tin cho biết công ty từng có ý định mua đất của những nhà dân ngay sát tường chắn để đảm bảo khoảng cách tường chắn với nhà dân. Thông tin này có đúng không và tại sao cho đến nay Công ty lại không thực hiện?
Bà Lê Thị Tú Anh: Giữa những luồng ý kiến trái chiều xoay quanh bức tường chắn, công ty luôn lắng nghe và tổ chức những buổi đối thoại để giải đáp mọi thắc mắc của người dân, cùng nhau tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất.
Các hộ dân đang xây dựng nhà cửa trên đất rừng sản xuất hoặc đã chuyển đổi thành đất nông nghiệp nên giá đất chỉ từ 5 – 9 triệu đồng/m2. Nhưng họ lại đòi công ty mua với giá quá cao, gấp nhiều lần giá thực tế thì thật khó để đôi bên đi đến thỏa thuận cuối cùng. Cụ thể là họ yêu cầu chúng tôi mua với giá 25 triệu đồng/m2.
Công ty đã phải tốn thêm mấy chục tỷ đồng để làm tường chắn theo công nghệ mới nhằm đảm bảo an toàn cho người dân mà giờ lại phải mua đất với giá cao gấp mấy lần thì quá vô lý nên chúng tôi không thể đáp ứng.
Được biết Sở Xây dựng cũng đã quyết định đình chỉ giao dịch góp vốn tại dự án Marina Hill. Quyết định này ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi của các nhà đầu tư góp vốn vào dự án?
Bà Lê Thị Tú Anh: Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản số 4958 ngày 17/12, yêu cầu công ty dừng toàn bộ giao dịch, huy động vốn là không đúng. Yêu cầu này nằm ngoài quyết định xử lý vi phạm hành chính. Nó đã gây thiệt hại về tài sản, uy tín, danh dự của công ty. Chúng tôi sẽ phản hồi văn bản này của Sở Xây dựng và tiến hành khởi kiện nếu Sở Xây dựng không rút lại văn bản sai luật này.
Bà có đề xuất phương án gì khả dĩ nhất để dự án có thể tiếp tục triển khai?
Bà Lê Thị Tú Anh: Hiện tại, chúng tôi đã gửi đơn cầu cứu đến Thanh tra Chính phủ và các ban ngành của tỉnh Khánh Hòa với mong muốn chính quyền sớm dừng lại quyết định tháo dỡ mà Sở Xây dựng đã ban hành.
Đồng thời, chúng tôi đã cho mời Công ty CP Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam (TEDI SOUTH) thẩm định tường chắn MSE của dự án.
Việc có tháo dỡ tường chắn chúng tôi rất mong Sở Xây dựng cân nhắc lại một cách kỹ càng, thấu đáo hơn nữa và cần dựa cơ sở khoa học cũng như kết quả thẩm định rồi đưa ra quyết định như vậy mới hợp lý hợp tình.
Về lâu dài, công ty chúng tôi rất mong chính quyền tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng tạo điều mọi điều kiện để doanh nghiệp triển khai dự án. Doanh nghiệp cũng mong muốn được điều chỉnh mở rộng dự án.
Nếu chính quyền phê quyệt đơn xin điều chỉnh dự án thì doanh nghiệp sẽ cùng với chính quyền địa phương lập ban bồi thường giải phóng mặt bằng để đền bù cho 16 hộ dân giáp ranh theo đơn giá thị trường hoặc tái định cư cho họ một nơi ở khác tốt hơn.
Xin cảm ơn bà!
Vừa qua, Sở Xây dựng Khánh Hoà đã yêu cầu Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang tháo dỡ tường chắn dự án Marina Hill do xây dựng không đúng thiết kế, quá sát nhà dân. Thực tế có đúng như vậy không, thưa bà?
Bà Lê Thị Tú Anh: Thực tế là không đúng. Kè đá hộc trong bản thiết kế đã được cấp phép nằm cách nhà dân từ 0 - 6m. Như vậy có nghĩa là vị trí của kè đá được phép sát nhà dân gần nhất là 0m và xa nhất là 6m.
Còn lý do khiến Sở Xây dựng ban hành Công văn số 4996/SXD-Ttra yêu cầu công ty tháo dỡ công trình tường chắn là vì công ty thay đổi thiết kế tường chắn và cao độ san nền. Theo đó, công ty đã không dùng tường chắn bằng đá hộc như thiết kế được duyệt mà chuyển sang hệ tường chắn MSE khi chưa được cấp phép điều chỉnh.
Vậy tại sao công ty không xây tường chắn bằng đá hộc như thiết kế được duyệt mà lại chuyển sang hệ tường chắn MSE? Kỹ thuật MSE có thực sự đảm bảo an toàn hay không?
Bà Lê Thị Tú Anh: Xây dựng tường chắn MSE này chúng tôi tốn kém hơn 10 lần so với xây kè đá hộc trong thiết kế nhưng vì đây là điều bắt buộc nên tốn kém bao nhiêu chúng tôi vẫn phải làm. Bởi nếu chỉ xây dựng tường đá kè như thiết kế được duyệt thì có nhiều chỗ bất hợp lý, không an toàn cũng như không có khả năng bảo vệ công trình dự án lẫn khu dân cư.
Thứ nhất là tường kè đá không phù hợp địa hình đồi núi. Theo khoan khảo sát địa chất khu vực tiếp giáp nhà dân thì trên nền đá gốc khoảng 2 - 3m là lớp đất hữu cơ và lớp đá phong hóa rất dễ trượt lở. Trong khi đó, kè đá là kết cấu cứng lại giống như một cái cây không rễ nên khi có dấu hiệu nứt nhỏ cũng đã dẫn đến sụp đổ.
Mặc khác, về giới hạn chiều cao thì kè đá có chiều cao thấp, không thể ôm hết khối đất của đồi và cũng sẽ bị cuốn phăng khi có mưa lũ.
Hơn nữa, với đặc điểm địa hình đồi đá gốc nếu chồng các tảng đá lên nhau mà không có chân bám thì khi mạch nước ngầm trong núi chảy ra sẽ phá bung kè đá, ảnh hưởng trực tiếp tới những nhà dân giáp ranh.
Do vậy, đơn vị thi công dự án đã yêu cầu công ty phải thay đổi công nghệ và chúng tôi đã mời công ty tư vấn từ Mỹ đến công trường dự án khảo sát thực tế. Từ đây, họ đã giới thiệu công nghệ làm tường chắn có cốt MSE. Đây là công nghệ mới nhất theo tiêu chuẩn của Anh - Mỹ mà nhiều công trình lớn trên thế giới đã áp dụng.
Thứ hai, tại khu vực dự án, người dân xây cất nhà cửa sát sườn núi cao, thậm chí là cao bằng mái nhà nhưng chỉ cách 0,5m. Cứ vào mùa mưa là phải chịu đất đá và nước trên núi đổ xuống. Chính vì thế, giáp ranh giữa dự án và nhà dân không thể là một bức tường ngăn cách mà cần phải là một tường chắn đất có chức năng phòng chống sạt lở đất, ngăn được đất đá trôi đi khi có mưa lớn.
Nếu san nền theo cấp phép và không làm tường chắn đất chống sạt lở tại khu vực giáp nhà dân thì những trận mưa bão giống vừa qua thì đất đá trên cao sẽ trôi hết xuống nhà dân, gây ảnh hưởng đến công trường.
Thứ ba là trong bản kiến trúc được cấp phép thì con đường giao thông nội bộ số 1 nằm sát nhà dân nên bắt buộc phải làm tường thẳng đứng, làm sát khu vực giáp ranh, không thể giật cấp được.
Gần đây tình hình mưa bão ở Khánh Hòa diễn biến bất thường, nguy cơ sạt lở ở những nơi giáp núi tăng cao. Không thể đợi “mất bò rồi mới lo làm chuồng”. Tường chắn đất MSE là kết cấu mềm, triệt tiêu lực trượt của đất, cho phép biến dạng mà vẫn không làm hư hỏng đến kết cấu chức năng của tường.
Đồng thời, kết cấu MSE giúp tường chắn đạt được những mức chiều cao ấn tượng, có thể ôm được khối đất cao lớn của địa hình núi đồi mà những kết cấu tường kè khác không làm được.
Trường hợp có tác động của thiên tai, các lớp đất sẽ được giữ lại bởi các lớp lưới. Do vậy bức tường chắn MSE sẽ không bao giờ bị đổ cho dù các viên gạch trang trí bên ngoài bị rớt hết.
Đặc biệt, qua thời gian bức tường MSE càng vững chắc hơn nhờ sự liên kết giữa đất và lưới ngày càng chặt hơn, không có một lực đẩy nào có thể lật đổ được bức tường này. Công nghệ tường chắn có cốt MSE có thể không cần sử dụng lớp gạch trang trí bên ngoài. Thay vào đó là các bao đất xếp chồng lên nhau, được giữ bằng các lớp lưới. Bức tường sẽ giống như một quả đồi giả.
Qua hai trận bão liên tiếp nhưng khu vực dự án và nhà dân xung quanh không bị ảnh hưởng gì đã chứng minh phần nào sự đúng đắn khi lựa chọn công nghệ tường chắn mới cũng như giá trị của tường chắn trong việc bảo đảm sự an toàn khu vực trong mưa bão.
Đối với việc Sở Xây dựng Khánh Hoà yêu cầu công ty tháo dỡ tường chắn dự án, lý do tại sao cho đến nay công ty chưa tháo dỡ?
Bà Lê Thị Tú Anh: Với sai sót chưa xin điều chỉnh thiết kế mà đã triển khai công nghệ tường chắn MSE thì công ty đã nộp phạt và cũng đã bổ sung hồ sơ xin điều chỉnh thiết kế.
Còn việc thực thi tháo dỡ trong vòng 15 ngày với tình hình lúc này hết sức khó khăn, phải nói là “bất khả kháng”. Một phần là vì điều kiện khách quan về thời tiết, vấn đề môi trường, và không thể trả lại được hiện trạng ban đầu hơn nữa còn tốn thêm tiền phá dỡ để sau đó lại xây dựng bức tường chắn MSE thứ hai thì quá lãng phí của cải xã hội.
Bên cạnh đó, quan trọng nhất là phá dỡ lúc này là điều rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân. Bởi trái ngược với kè đá hộc giống như cái cây không rễ thì tường chắn đất MSE là cái cây mà cao bao nhiêu thì rễ dài sâu bấy nhiêu. Từng lớp lưới kỹ thuật như từng lớp rễ dày được lu lèn chặt vào từng lớp đất, gia cố cho kết cấu đất trở nên vững chắc.
Do đó, tháo dỡ tường chắn là tháo từng lớp lưới địa kỹ thuật song song với từng lớp gạch neo mặt ngoài và sẽ làm lộ ra hàng chục khối đất đá khổng lồ. Nếu gặp mưa bão lúc này thì có thể vùi lấp một khu vực lớn. Hơn nữa, việc này còn tạo ra một hố chứa nước sâu 12m, rộng 20 m và dài hơn 100m hết sức nguy hiểm cho khu dân cư.
Một số thông tin cho biết công ty từng có ý định mua đất của những nhà dân ngay sát tường chắn để đảm bảo khoảng cách tường chắn với nhà dân. Thông tin này có đúng không và tại sao cho đến nay Công ty lại không thực hiện?
Bà Lê Thị Tú Anh: Giữa những luồng ý kiến trái chiều xoay quanh bức tường chắn, công ty luôn lắng nghe và tổ chức những buổi đối thoại để giải đáp mọi thắc mắc của người dân, cùng nhau tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất.
Các hộ dân đang xây dựng nhà cửa trên đất rừng sản xuất hoặc đã chuyển đổi thành đất nông nghiệp nên giá đất chỉ từ 5 – 9 triệu đồng/m2. Nhưng họ lại đòi công ty mua với giá quá cao, gấp nhiều lần giá thực tế thì thật khó để đôi bên đi đến thỏa thuận cuối cùng. Cụ thể là họ yêu cầu chúng tôi mua với giá 25 triệu đồng/m2.
Công ty đã phải tốn thêm mấy chục tỷ đồng để làm tường chắn theo công nghệ mới nhằm đảm bảo an toàn cho người dân mà giờ lại phải mua đất với giá cao gấp mấy lần thì quá vô lý nên chúng tôi không thể đáp ứng.
Được biết Sở Xây dựng cũng đã quyết định đình chỉ giao dịch góp vốn tại dự án Marina Hill. Quyết định này ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi của các nhà đầu tư góp vốn vào dự án?
Bà Lê Thị Tú Anh: Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản số 4958 ngày 17/12, yêu cầu công ty dừng toàn bộ giao dịch, huy động vốn là không đúng. Yêu cầu này nằm ngoài quyết định xử lý vi phạm hành chính. Nó đã gây thiệt hại về tài sản, uy tín, danh dự của công ty. Chúng tôi sẽ phản hồi văn bản này của Sở Xây dựng và tiến hành khởi kiện nếu Sở Xây dựng không rút lại văn bản sai luật này.
Bà có đề xuất phương án gì khả dĩ nhất để dự án có thể tiếp tục triển khai?
Bà Lê Thị Tú Anh: Hiện tại, chúng tôi đã gửi đơn cầu cứu đến Thanh tra Chính phủ và các ban ngành của tỉnh Khánh Hòa với mong muốn chính quyền sớm dừng lại quyết định tháo dỡ mà Sở Xây dựng đã ban hành.
Đồng thời, chúng tôi đã cho mời Công ty CP Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam (TEDI SOUTH) thẩm định tường chắn MSE của dự án.
Việc có tháo dỡ tường chắn chúng tôi rất mong Sở Xây dựng cân nhắc lại một cách kỹ càng, thấu đáo hơn nữa và cần dựa cơ sở khoa học cũng như kết quả thẩm định rồi đưa ra quyết định như vậy mới hợp lý hợp tình.
Về lâu dài, công ty chúng tôi rất mong chính quyền tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng tạo điều mọi điều kiện để doanh nghiệp triển khai dự án. Doanh nghiệp cũng mong muốn được điều chỉnh mở rộng dự án.
Nếu chính quyền phê quyệt đơn xin điều chỉnh dự án thì doanh nghiệp sẽ cùng với chính quyền địa phương lập ban bồi thường giải phóng mặt bằng để đền bù cho 16 hộ dân giáp ranh theo đơn giá thị trường hoặc tái định cư cho họ một nơi ở khác tốt hơn.
Xin cảm ơn bà!
Dự án khu biệt thự Đồi Xanh Nha Trang (Marina Hill) rộng hơn 10 ha toạ lạc tại thôn Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc, TP. Nha Trang. Dự án có quy mô 68 căn biệt thự nghỉ dưỡng biệt lập trên đồi. Hiện chủ đầu tư đang đắp đất, làm tường chắn, xây một số căn biệt thự và sân vườn, công viên trên đồi Thiên Nga.
Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang đặt mục tiêu đưa dự án này trở thành khu nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên, tiện nghi đẳng cấp 5 sao quốc tế.