Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ info@tintuckhanhhoa.com, cảm ơn !

Một lần vấp ngã

Thứ sáu - 11/09/2020 13:09
Hội đồng xét xử vừa tuyên chấp nhận kháng cáo, chuyển từ hình phạt tù giam sang 6 tháng tù treo và bế mạc phiên tòa, hai cô gái, một bị cáo và một bị hại cuống quýt ôm chầm lấy nhau khóc vì vui mừng. Vị luật sư cho biết, cấp phúc thẩm tuyên vừa có lý, vừa có tình. Hình phạt tù treo cũng đủ để răn đe bị cáo, lại tạo cơ hội cho bị cáo lao động chăm lo cho gia đình. Một người dự bàn thêm, bị cáo phạm tội nhất thời, do hoàn cảnh hối thúc, mức độ không thể nghiêm trọng bằng mấy kẻ lêu lổng, phạm tội nhiều lần không chừa... Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa

Hội đồng xét xử vừa tuyên chấp nhận kháng cáo, chuyển từ hình phạt tù giam sang 6 tháng tù treo và bế mạc phiên tòa, hai cô gái, một bị cáo và một bị hại cuống quýt ôm chầm lấy nhau khóc vì vui mừng. Vị luật sư cho biết, cấp phúc thẩm tuyên vừa có lý, vừa có tình. Hình phạt tù treo cũng đủ để răn đe bị cáo, lại tạo cơ hội cho bị cáo lao động chăm lo cho gia đình. Một người dự bàn thêm, bị cáo phạm tội nhất thời, do hoàn cảnh hối thúc, mức độ không thể nghiêm trọng bằng mấy kẻ lêu lổng, phạm tội nhiều lần không chừa...


Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo P.T.Q.M (sinh năm 1987, thuê trọ tại Nha Trang) run run khai nhận, gánh vác trọng trách của con gái lớn trong một gia đình nông dân nghèo ở một ngôi làng hẻo lánh của tỉnh Đắk Lắk, M. đi làm thêm từ khi còn học phổ thông. Nhưng cuộc sống của gia đình có người bệnh nặng không đơn giản. Đó cũng là lý do khiến M. dù học giỏi vẫn phải bỏ học giữa chừng sau năm thứ nhất cao đẳng. Hàng ngày, M. nhận làm liền 2 suất, ban ngày ở quán cà phê, chiều tối lại về trực lễ tân, không khi nào về trước 22 giờ. Nhưng chừng đó cũng chỉ đủ chi tiêu hàng ngày, bởi lương của nhân viên phục vụ không cao. Đúng lúc đó, mẹ M. bệnh nặng, phải nhập viện điều trị. Trong lúc rối bời vì không có tiền đóng viện phí, sáng đó thức dậy, M. lại vô tình nhìn thấy giỏ xách của H. rơi dưới chân giường, lộ ra chiếc ví. Lúc ấy, H. đang tắm, 2 người bạn cùng phòng trọ còn đang ngủ. Không thể chống lại sự cám dỗ của hoàn cảnh, M. lén lút mở ví và thấy có 1 tập tiền trị giá 6,5 triệu đồng. M. bật khóc nói: “Thấy chừng đó tiền, bị cáo chỉ nghĩ đến mẹ đang nằm viện... Bị cáo nông nổi, chẳng nghĩ được nhiều, lấy hết giấu vào ba lô”. Sau đó. M. đến ngân hàng chuyển 6 triệu đồng vào tài khoản của mình, còn 500.000 đồng để tiêu dùng cá nhân.


Bị hại, người bạn đã xin cho M. ở nhờ cùng mình lúng túng cho biết, lúc vừa phát hiện mất tiền, chị rất lo lắng. Chị có gọi điện thoại hỏi M. nhưng M. đang trong ca làm, không nghe máy. Chính vì lo quá nên chị đã trình báo công an. Hôm sau, khi M. trả lại toàn bộ số tiền và biết tình hình mẹ của M., chị rất ái ngại. Vì vậy, từ phiên sơ thẩm đến phiên phúc thẩm, trước sau chị chỉ xin tòa xử nhẹ và xin cho M. hưởng án treo. Bị hại không quản buổi trưa, trong thời gian tòa cho tạm dừng để bổ sung tài liệu, đã chở M. về nơi tạm trú xin xác nhận của công an sở tại, rồi qua quán cà phê xin người chủ xác nhận M. làm ổn định từ đầu năm 2019. Chị cho biết, M. không còn thẻ sinh viên vì phải bỏ học kiếm sống; nhưng rồi lại quyết tâm vừa làm vừa theo một lớp học nghề lễ tân khách sạn trong 6 tháng để có thể thực hiện ước mơ theo nghề du lịch. Nếu phải vào tù, bị cáo lại dang dở cả lớp học nghề này... Hoàn cảnh và khát khao học tập của M. còn lay động một số người khác. Vị luật sư, bạn của chủ nhà hàng nơi bị hại làm việc, khi biết chuyện đã nhận bào chữa miễn phí cho M. Vị chủ nhà, thấy du lịch ế ẩm do dịch Covid-19, cũng cho mấy cô gái làm dịch vụ du lịch thuê ở miễn phí, coi như nhờ trông nhà giùm...


Sau khi giải thích kỹ về chế định án treo, vị chủ tọa còn cẩn thận dặn bị cáo trân trọng cơ hội được hưởng án treo mà tuân thủ pháp luật, để còn tiếp tục học tập, chăm lo cho gia đình. Nước mắt nghẹn ngào, bị cáo M. chỉ biết liên tục cảm ơn và hứa ghi nhớ cú vấp ngã này như một bài học để đời, để không lặp lại.


Tam Thuật

 

Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp