Sau tập thể thao, cơ thể nóng bừng, mồ hôi nhễ nhại. Đa số ai cũng muốn được xông hơi thanh lọc cơ thể, thư giãn và giảm mệt mỏi. Thế nhưng xông hơi sau tập thể thao không phải khi nào cũng tốt và có thể gây hại. Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Sau tập thể thao, cơ thể nóng bừng, mồ hôi nhễ nhại. Đa số ai cũng muốn được xông hơi thanh lọc cơ thể, thư giãn và giảm mệt mỏi. Thế nhưng xông hơi sau tập thể thao không phải khi nào cũng tốt và có thể gây hại.
Có nhiều loại hình thức xông hơi khác nhau, nhưng thông thường, tất cả các phòng xông hơi thường sẽ được làm nóng đến nhiệt độ từ 65- 90oC để dùng sức nóng của nhiệt tác động đến cơ thể con người. Có kiểu xông hơi “khô” và xông hơi sử dụng rất nhiều hơi nước.
Lợi ích của xông hơi
Xông hơi có nhiều lợi ích trong việc điều trị một số bệnh thông thường và nhất là hồi phục, nâng cao sức khỏe.
Xông hơi có ảnh hưởng tích cực đến tim mạch. Thời gian tiếp xúc với nhiệt độ cao trong phòng xông hơi sẽ làm các mạch máu giãn nở và có tác dụng cải thiện tuần hoàn và làm giảm huyết áp. Những người bị đau cơ và đau khớp mạn tính do bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh đau cơ do xơ hóa có thể sẽ thấy giảm đau và giảm mệt mỏi sau khi xông hơi.
Xông hơi có thể coi là một phương pháp hiệu quả giải độc tự nhiên. Hơi nóng từ xông hơi làm giãn nở mạch máu dưới da, kích thích lưu thông khí huyết, thúc đẩy việc đào thải các chất độc tích tụ trong cơ thể theo đường mồ hôi. Đồng thời, khi xông hơi, lượng mồ hôi được bài tiết ra khá nhiều sẽ mang theo những chất độc từ quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể.
Xông hơi cũng là một biện pháp giảm cân hiệu quả. Chỉ riêng xông hơi có thể sẽ không giúp bạn giảm cân nhưng sẽ có ích nếu xông hơi là một phần trong kế hoạch giảm cân. Lượng cân nặng giảm đi trong khi xông hơi là khối lượng của nước thoát ra dưới dạng mồ hôi. Kèm theo mất nước sẽ mất đi một số muối khoáng, chất điện giải, đốt cháy được nhiều calo hơn. Bạn nên có một kế hoạch giảm cân một cách toàn diện, phối hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập, xông hơi sẽ mang lại hiệu quả.
Một số vận động viên còn dùng xông hơi như một cách để cải thiện thành tích và sức bền. Sau khi xông hơi, sức mạnh của cơ bắp và năng lượng sẽ tăng. Do vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và năng lượng, xông hơi có thể là một phương pháp nên cân nhắc.
Xông hơi sau khi luyện tập thể thao có thể sẽ giúp ích cho bạn nếu được tiến hành một cách cẩn thận và đúng cách.
Bạn nên bắt đầu xông hơi trong một khoảng thời gian ngắn (5 phút) sau đó “nghe ngóng” xem cơ thể bạn cảm thấy như thế nào ngay sau khi xông hơi và trong suốt khoảng thời gian còn lại trong ngày. Nếu bạn cảm thấy thoải mái và không gặp vấn đề gì, bạn có thể tăng dần thời gian xông hơi.
Trong quá trình xông hơi, bất cứ khi nào bạn thấy mệt mỏi, nhức đầu hay bồn chồn, buồn nôn... hãy ngay lập tức bước ra khỏi phòng xông hơi, ngồi xuống chỗ mát, nghỉ ngơi và uống một chút nước từ từ, có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là nước khoáng có bổ sung các chất điện giải.
Nguy cơ khi xông hơi không phù hợp
Mất nước và chất điện giải là nguy cơ lớn nhất khi xông hơi. Tất cả các dạng xông hơi sẽ làm cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao. Khi cơ thể bị làm nóng quá mức, sẽ đổ mồ hôi. Đổ mồ hôi nhiều sẽ làm mất nước và mất các chất điện giải. Cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước nếu lượng nước mất đi nhiều hơn lượng nước nạp vào. Trung bình, mỗi người sẽ mất khoảng nửa lít mồ hôi sau khi ở trong phòng xông hơi (chừng 20 phút). Do vậy cần phải bổ sung đủ nước bằng cách uống nhiều nước khi xông hơi. Nếu bạn là người đổ nhiều mồ hôi, nên uống các loại nước có chứa các chất điện giải.
Để tránh mất nước, cần uống nhiều nước và nắm rõ các dấu hiệu từ nhẹ đến trung bình của tình trạng mất nước, bao gồm: khô miệng, rất khát nước, đau đầu, chóng mặt, mê sảng nhẹ, không tiểu tiện như bình thường hoặc tiểu rất ít. Các loại nước nên uống khi xông hơi là nước lọc, nước khoáng, nước có bổ sung chất điện giải hoặc một ly trà gừng, trà chanh ấm.
Trường hợp cần hạn chế hoặc tránh xông hơi
Người lớn tuổi và người mắc các bệnh mạn tính như hạ huyết áp, rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não, tiểu đường, bệnh thận và suy tim sẽ có nguy cơ bị mất nước cao hơn. Vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất cứ loại xông hơi nào. Trẻ em không nên sử dụng bất cứ loại xông hơi nào vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm với tình trạng mất nước và có thể gây những biến chứng nghiêm trọng.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Tags: Viet Nam,
giao duc,
Báo Khánh Hòa điện tử,
bao Khanh Hoa,
bao Khanh Hoa dien tu,
the gioi,
xa hoi,
van hoa,
kinh te,
khoa hoc,
cong nghe,
vien thong,
the thao,
bong da,
giai tri,
phap luat,
suc khoe,
xe may,
nha dat,
o to,
tong hop tin tuc,
bao moi,
dien dan,
ban doc,
truc tuyen,
vckm,
cms,
vsolutions