5 lợi ích sức khỏe từ liệu pháp nước lạnh

Thứ hai - 26/12/2022 09:13
Ngâm mình trong nước lạnh có thể giúp cải thiện tuần hoàn, cải thiện tâm trạng, xoa dịu cơn đau… Vậy, đâu là những lợi ích sức khỏe từ liệu pháp nước lạnh? Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
5 lợi ích sức khỏe từ liệu pháp nước lạnh
Ngâm mình trong nước lạnh có thể giúp cải thiện tuần hoàn, cải thiện tâm trạng, xoa dịu cơn đau… Vậy, đâu là những lợi ích sức khỏe từ liệu pháp nước lạnh?
 
Liệu pháp nước lạnh, hay ngâm mình trong nước lạnh, đang trở thành một hình thức trị liệu ngày càng phổ biến. Trong lịch sử, nhiều nền văn hóa khác nhau đã sử dụng nước lạnh như một phương pháp trị liệu áp lạnh, một thuật ngữ chung cho các liệu pháp liên quan đến nhiệt độ lạnh.
 
Ngày nay, các nhà vật lý trị liệu, bác sĩ chỉnh hình, huấn luyện viên cá nhân và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác sử dụng phương pháp ngâm nước lạnh và các hình thức trị liệu bằng nước lạnh khác (chẳng hạn như liệu pháp nước tương phản, luân phiên tiếp xúc với nước nóng và lạnh) như một cách để giảm đau, có khả năng tăng tốc độ phục hồi cơ bắp...

 

Ngâm mình trong nước lạnh có thể giúp cải thiện tuần hoàn, cải thiện tâm trạng, xoa dịu cơn đau…
Ngâm mình trong nước lạnh có thể giúp cải thiện tuần hoàn, cải thiện tâm trạng, xoa dịu cơn đau…

 

1. Liệu pháp nước lạnh giúp tăng cường phục hồi sau khi tập thể dục
 
Nhiều vận động viên chuyên nghiệp sử dụng liệu pháp nước lạnh để hỗ trợ phục hồi sau khi tập luyện cường độ cao. Việc tiếp xúc với nước (nóng và lạnh) như một cách để giảm đau, có khả năng tăng tốc độ phục hồi cơ bắp...
 
Đã có một số bằng chứng cho thấy, việc ngâm mình trong nước lạnh làm giảm đau nhức cơ khởi phát muộn sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, cần thực hiện liệu pháp nước lạnh dưới sự chỉ định và giám sát của chuyên gia về sức khỏe để tránh những tác dụng ngược.
 
2. Có thể giảm đau
 
Liệu pháp nước lạnh có thể giúp giảm đau ngắn hạn (cấp tính) và dài hạn (mạn tính) theo một số cách.
 
Liệu pháp nước tương phản (luân phiên giữa nước nóng và nước lạnh) đặc biệt hữu ích trong giúp giảm đau do viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, bong gân bàn chân và mắt cá chân...
 
Người ta cho rằng việc chuyển đổi qua lại giữa nước nóng và nước lạnh sẽ tạo ra hiệu ứng bơm khi các mạch máu co lại và giãn ra. Điều này làm tăng lưu lượng máu để cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho các mô, giúp giảm viêm.
 
Liệu pháp nước lạnh có thể giúp giảm đau thông qua tác động lên các dây thần kinh. Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, cả ngâm nước và nhiệt độ lạnh đều ngăn chặn các tế bào thần kinh báo hiệu cơn đau trong cơ thể.
 
3. Cải thiện tuần hoàn máu
 
Nhiều lợi ích của liệu pháp nước lạnh có thể bắt nguồn từ tác dụng đối với hệ tuần hoàn. Các nhà nghiên cứu đã cho một nhóm người trưởng thành khỏe mạnh, trải qua một buổi tập dưới nước tương phản trong 30 phút, với một chân chìm trong nước và chân kia ở trên mặt nước. Họ phát hiện ra rằng liệu pháp nước tương phản đã cải thiện đáng kể quá trình tuần hoàn và tăng lượng oxy ở các cơ chân chìm trong nước, so với chân không bị ngập nước.
 
Hệ thống tuần hoàn (hệ tim mạch) bơm máu đến phổi để chuyển oxy qua tim đến phần còn lại của cơ thể. Việc thực hiện các chức năng này càng tốt thì càng có thể loại bỏ chất thải khỏi cơ thể tốt hơn.
 
4. Cải thiện tâm trạng
 
Tác dụng co lại của nước lạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng nhanh chóng. Nghiên cứu trước đây tiết lộ rằng, ngâm mình trong nước lạnh làm tăng nồng độ dopamine lên 250%- hormone có vai trò chính trong việc điều chỉnh tâm trạng.
 
Một nghiên cứu nhỏ gần đây ở Indonesia cho thấy, tắm nước lạnh 20 phút ở nhiệt độ 20 đến 30 độ C trong 4 ngày/tuần, giúp giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người mắc bệnh gout. Những bệnh nhân này cũng ít căng thẳng, lo lắng và trầm cảm hơn sau sử dụng liệu pháp này trong 4 tuần.
 
Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay, liệu pháp nước lạnh có thể có lợi cho chứng trầm cảm và lo lắng, nhưng không thể thay thế cách chăm sóc thông thường đối với chứng rối loạn tâm trạng.
 
5. Tăng khả năng phục hồi
 
Thường xuyên thử thách bản thân chịu nhiệt độ lạnh có thể giúp bạn xây dựng khả năng phục hồi hoặc khả năng xử lý các tình huống căng thẳng khác.
 
Việc tiếp xúc với nước lạnh sẽ kích hoạt giải phóng các hormone như adrenaline, epinephrine và noradrenaline (còn được gọi là norepinephrine), các hormone kích kích hệ thần kinh giao cảm.
 
Ngoài ra, một cuộc khảo sát về những người thường xuyên tắm biển vào mùa đông cho thấy, mức độ căng thẳng thấp hơn và mức độ hạnh phúc cao hơn so với những người không tắm biển.
 
Sự giải phóng hormone này là một phần trong phản ứng căng thẳng tự nhiên của cơ thể. Khi tiếp xúc với nước lạnh, cơ thể trải qua giai đoạn báo động, sau đó là giai đoạn kháng cự, giúp cơ thể thích nghi với tác nhân gây căng thẳng. Và cuối cùng, cơ thể sẽ chống chọi lại được với nước lạnh.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống

 

Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp