Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ [email protected], cảm ơn !

Ẩu đả, án mạng từ những chiếc loa kéo

Thứ năm - 09/07/2020 10:29
Do thiếu kiên quyết trong việc xử lý những trường hợp hát karaoke gây ồn trong khu dân cư, nhiều người vẫn liên tục bị “tra tấn” vì loa kéo dẫn đến án mạng.
Ẩu đả, án mạng từ những chiếc loa kéo

Ngày 9/7, bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tại TP.HCM, đã đề nghị UBND thành phố đưa nội dung cam kết không hát karaoke bằng loa kéo gây ồn ào vào Hương ước, Quy ước của khu phố, ấp, nhắc nhở người dân tự giác thực hiện.

Nhiều năm qua, liên tiếp xảy ra nhiều vụ án mạng đau lòng mà nguyên nhân xuất phát từ tiếng hát karaoke từ những chiếc loa kéo. Người mở loa to, người bị làm phiền dẫn tới cự cãi, xô xát. Để rồi từ hàng xóm của nhau, người mất mạng, kẻ vướng vòng lao lý.

Nhắc nhở rồi ẩu đả mất mạng

Mới đây, một vụ án mạng xảy ra tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, do mâu thuẫn từ tiếng ồn của những chiếc loa kéo làm một người chết .

Khoảng 15h ngày 14/4, Nguyễn Thanh Khoa (30 tuổi, ngụ Bến Tre) cùng nhóm bạn tổ chức ăn nhậu và dùng loa kéo hát karaoke tại phòng trọ (thuộc ấp 6, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh) gây ồn nên ông N.V.B (50 tuổi, ngụ Cà Mau) ở kế bên dãy trọ có qua nhắc nhở. Hai bên xảy ra cãi vã, xô xát.

Người dân TP.HCM nói về đề nghị chấm dứt hát karaoke bằng loa kéo Trước đề xuất chấm dứt tình trạng hát karaoke bằng loa kéo, nhiều người dân TP.HCM ủng hộ và cho rằng đề nghị này cần được xem xét sớm hơn.

Nhiều người can ngăn nên ông B. về nhà nhưng vẫn la mắng Khoa. Tức giận, Khoa về phòng trọ lấy một cây sắt dài đưa cho em họ là L.K.D. rồi cả 2 cùng qua nhà ông B. hỏi chuyện.

Khi đến nhà ông B., Khoa bị con trai ông B. dùng chai bia ném trúng người. Ông B. dùng chai bia tấn công Khoa. Trong lúc vật lộn, Khoa với lấy con dao trong nhà ông B. đâm 4 nhát vào người đàn ông này khiến nạn nhân tử vong sau đó.

Cách đây không lâu, Công an TP.HCM cũng vừa kết thúc điều tra và đề nghị truy tố một nhóm 8 người về tội Giết người. Câu chuyện xuất phát từ 2 nhóm ngồi nhậu trong quán cháo vịt. Một nhóm lấy loa kéo ra hát karaoke để không khí thêm sôi động.

Cao hứng, người ngồi bàn kế bên sang mượn micro, hát xong rồi quay về chỗ ngồi cũ và nhìn cười. Chỉ bấy nhiêu, sau đó 2 nhóm hỗn chiến khiến 2 người tử vong tại chỗ.

Trong năm 2019, nhiều vụ án mạng liên quan đến loa kéo liên tục xảy ra. Ngày 29/12/2019, tại một nhà trọ ở đường Võ Văn Kiệt (phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), 2 nhóm thanh niên đang tổ chức ăn nhậu trong 2 phòng trọ liền kề nhau.

Lúc này, một nhóm mở loa kéo để hát. Do hát quá lớn nên nhóm thanh niên nhậu ở phòng kế bên qua cự cãi và hậu quả một người đã bị đâm tử vong.

Vào dịp lễ 30/4/2019, ông Bùi Nguyễn Phúc Hùng (54 tuổi, thuê phòng trọ số 3 tại một khu nhà trọ ở thôn Phước Lợi, xã Phước Đồng) và một phụ nữ tổ chức ăn nhậu, sau đó hát karaoke tại phòng mình.

Khi về tới xóm trọ, Quý (26 tuổi ở phòng trọ số 1) nghe tiếng ồn phát ra từ phòng số 3 của ông Hùng, bèn ghé sang nhắc nhở vặn nhỏ âm lượng. Tuy nhiên, ông Hùng cùng bạn mình không đồng ý, cho rằng là ngày nghỉ lễ nên có thể hát thoải mái.

Bực tức vì nhắc nhở không được, Quý quay về phòng mình lấy con dao nhọn, chạy sang đâm ông Hùng 1 nhát vào vùng ngực khiến ông này tử vong tại chỗ.

Trước đó, một vụ án mạng tương tự xảy ra tại thôn Phước Lợi (xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) khiến ông B.N.P.H. (54 tuổi) bị thanh niên ở cùng dãy trọ đâm chết vì hát karaoke gây ồn ào trong dãy trọ.

Làm sao để "trị" tiếng ồn?

Hiện nay, việc xử lý tiếng ồn được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định 155/2016/NĐ-CP, Thông tư 39/2010/TT-BTNMT về Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về môi trường, Nghị định 167/2013/NĐ-CP...

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết theo khoản 8 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014, giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là 70 dBA (từ 6-21h) và 55 dBA (21h-6h sáng hôm sau).

Dựa vào điểm a, khoản 1, Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng từ 22h hôm trước đến 6h hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền 100.000-300.000 đồng.

cam hat loa keo keo anh 1

Quy định xử phạt đã có nhưng rất ít trường hợp bị phạt do hát karaoke gây ồn. Ảnh: Thư Trần.

Hành vi gây tiếng ồn vượt quá giới hạn tối đa cho phép là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phải chịu xử phạt hành chính. Theo Điều 17, Nghị định 179/2013/NĐ-CP, tùy trường hợp, người vi phạm các quy định về tiếng ồn có thể bị phạt 1-160 triệu đồng.

Song, theo các chuyên gia pháp lý, quy định là vậy nhưng rất ít trường hợp bị phạt do hát karaoke gây ồn. Bởi để xử lý các trường hợp vi phạm về tiếng ồn phải đo tiếng ồn, xác định vượt quá quy chuẩn cho phép mới xử phạt được. Trong khi các phường xã không có thiết bị đo tiếng ồn, phải gọi đơn vị có chức năng.

Bên cạnh đó, luật sư Nguyễn Ngọc Việt (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này chưa chặt chẽ, chưa đủ sức răn đe cùng việc cơ quan quản lý không mặn mà việc kiểm tra, giám sát, xử phạt.

Do thiếu kiên quyết trong việc xử lý những trường hợp hát karaoke gây ồn trong khu dân cư, nhiều cư dân vẫn liên tục bị “tra tấn” vì loa kẹo kéo, xảy ra bất hòa trong khu dân cư, thậm chí xảy ra án mạng.

"Rất nhiều vụ án mạng thời gian qua cho thấy đã đến lúc các cơ quan chức năng phải quyết tâm xử lý triệt để nạn hát karaoke gây ồn trong khu dân cư, bằng việc thành lập tổ công tác liên ngành có đủ quyền hạn xử phạt các hành vi vi phạm như vậy. Khi cư dân bị tra tấn vì tiếng loa karaoke kéo thì nên báo cho những người có trách nhiệm, hạn chế xảy ra cãi vã, xô xát", luật sư Việt nêu ý kiến.

Cơ sở nào để cấm hát karaoke bằng loa kẹo kéo?

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hát karaoke làm ồn ào tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22h đến 6h sáng hôm sau sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Nguồn tin: zingnews.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp